K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

8 tháng 5 2021

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

9 tháng 11 2018

Câu 1 : Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ vì :

+ Phản ánh quy luật có áp bức thì có chiến tranh . Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản gắn liền với chính sách tăng cường bóc lột , đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động , kết quả tất yếu là công nhân và nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản , đòi các quyền tự do , dân chủ ,đòi cải thiện đời sống .

Các phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế chia làm 2 giai đoạn .

Đặc điểm của từng giai đoạn :

+ Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX : Phong trào đấu tranh còn mang tính tự phát chưa có tổ chức : đập phá máy móc , đốt công xưởng , bãi công .vì mục tiêu kinh tế ,cải thiện đời sống + Từ giữa TKXIX đầu TK XX , phong trào phát triển lên một bước mới , đấu tranh mang tính chất quy mô , có sự đoàn kết , ý thức giác ngộ của công nhân đã trưởng thành , đấu tranh không chỉ vì mục tiêu chính trị , đòi thành lập các tổ chức công đoàn , chính đảng Phong trào đặc biệt phát triển mạnh sau sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (1848 ) và sự thành lập tổ chức Quốc tế thứ nhất ( 1864 )

9 tháng 11 2018

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

1/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

2/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3/ Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

+/ Điển hình là:

- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

3 tháng 12 2016

3. Nét chung của phong trào độc lập ở châu Á

- Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực.

- Các phong trào cách mạng tiêu biểu: Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

- Nét mới của phong trào:

+ Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập.

+ Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo ở một số nước như

Trung Quốc, Việt Nam.

4 tháng 12 2016

oh!cảm ơn bn!vui

13 tháng 12 2016

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

Tình hình chung:

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

- Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á dân cao mạnh mẽ. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo cách mạng. Một loạt các đảng cộng sản ra đời: Indonexia (5/1920), Việt Nam (3/2/1930)...

- Song song với phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có bước tiến mới.

26 tháng 12 2021

B

7 tháng 11 2021

A

7 tháng 11 2021

A

1 tháng 1 2022

A - ko chắc lắm

12 tháng 4 2020

Đánh giá về phong trào Cần Vương:

-Về ưu điểm của phong trào Cần Vương:

+ Phát huy lòng yêu nước, huy động được sự ủng hộ của nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

+ Sử dụng linh hoạt các phương thức tác chiến, khai thác được sức mạnh tại chỗ, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong cách đánh cũng như lối đánh của cuộc chiến tranh.

-Về hạn chế của phong trào Cần Vương:

+ Chưa liên kết, chưa tập hợp được lực lượng dân tộc trên quy mô lớn để tạo thành phong trào trong toàn quốc.

+ Diễn ra lẻ tẻ và rời rạc; chưa cso sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau. Phong trào vẫn thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

12 tháng 4 2020

Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

* 1885-1888:

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....

- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

* 1888-1896:

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

Đánh giá về phong trào Cần Vương:

- Ưu điểm:

+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

- Hạn chế:

+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.

+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.