K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021

1. Hành động: chăm chỉ, yêu thương chồng con, mẹ chồng

=> VN là người phụ nữ vừa đẹp người lại đẹp nết

2. Khi chồng đi lính: nàng khóc, nâng ly rượu tiễn chồng

3. Khi xa chồng: nàng cố gắng gìn giữ, hết lòng chăm sóc mẹ chồng và con

4. Khi bị chồng nghi oan: nàng hết lời giải thích, ko được chấp nhận, nàng tự vẫn để giữ danh dự

5. Khi gặp Phan Lang: nàng kể mọi sự tình, nhờ PL bảo TS lập đàn cầu siêu để mình trở về

6. Khi trở về: nàng từ biệt chồng con lần cuối rồi biến mất

15 tháng 9 2021

ket qua la 2592

15 tháng 9 2021

?????????????

2 tháng 5 2017

hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

18 tháng 10 2017

Khái niệm: Từ đơntừ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

19 tháng 10 2017

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

10 tháng 4 2017

Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Không những thế nơi đây chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, những niềm vui và những điều băn khoăn trắc trở với nhau. Và trong môi trường học đường chúng ta cũng cần có kỷ luật học đường để ngôi trường của chúng ta có thể phát huy nhiều hơn nữa. Chính vì thế kỷ luật học đường chính là một trong những yếu tố giúp các bạn học sinh có thể hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Vậy kỉ luật học đường là gì? Kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra và mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Nói chung kỷ luật học đường chính là ý thức giữ nề nếp kỉ luật của mỗi cá nhân trong trường học.
Mỗi ngày đến trường, chúng ta đều được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích, không những thế chúng ta còn được tiếp thu được nhiều điều từ mọi người, chúng ta được trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích với thầy cô giáo và bạn bè. Môi trường học đường là một nơi thú vị và đầy niềm vui. Nhưng nếu là một cá nhân trong một tập thể thì chúng ta bao giờ cũng phải giữ kỉ luật và nề nếp. Trong môi trường học tập cũng thế, bản thân là một học sinh chúng ta phải biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra. Như lễ phép, vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau trong trường học,…Nếu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta chính là những người có kỷ luật.
Kỷ luật học đường là một trong yếu tố và nền tảng quan trọng để hoàn thiện nhân cách của một người học sinh. Những cá thể biết chấp hành theo nội quy trong một cộng đồng thì cá thể đó sẽ được nhiều người kính trọng, yêu mến. Còn những người không biết tôn trọng những quy tắc chung của một cộng đồng, luôn vô kỉ luật thì những cá thể đó sẽ không được kính trọng và còn bị nhiều người ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết đến nghĩ đến mọi người xung quanh.
Nhưng hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta đã có những hiện tượng xấu như: bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô,…Không ngừng ở đó mà những hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở rất nhiều trường học nhưng vẫn chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường. Một nơi tốt đẹp, đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích đối với nhiều bạn học sinh nhưng giờ lại biến thành một nơi là ác mộng đối với nhiều bạn học sinh.
Vì thế chúng ta cần phải hành động ngay lúc này, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp những cá nhân vô kỉ luật nhìn nhận ra sai lầm của mình và biết sửa chữa để trở thành những người có ích cho xã hội.
Môi trường học đường chính là nền tảng của mỗi con người, đi kèm với nó chính là kỷ luật học đường một công cụ để giúp ta tiến bước trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì thế để giúp môi trường học đường trở thành một nơi thân thiện hơn chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kỷ luật học đường để mỗi cá nhân trong trường học sẽ là một “ngôi sao sáng” cho xã hội cũng như cho đất nước sau này.

* Suy nghĩ ngắn của em :

Đối với học sinh ngày nay, việc tự học không còn xa lạ bởi công nghệ ngày càng phát triển, những kiến thức không chỉ được truyền đạt từ các thầy cô giảng dạy trên lớp mà mỗi chúng ta đều có thể bổ sung thêm thông tin, tri thức qua các trang báo, mạng xã hội, các web học tập bổ ích,... Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid đang bùng phát trở lại gần đây, việc tự học đang là vấn đề được mọi người quan tâm, từ học sinh đến giáo viên, nhất là các bậc phụ huynh luôn muốn con em của mình học tập tốt trong điều kiện này. Việc này tùy thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân, nhưng qua khảo sát ta có thể thấy được một số hiện trạng tiêu biểu trong thời điểm này. Đối với nhiều bạn học sinh, đây là thời điểm thích hợp nhất và cũng là thời gian để tranh thủ ôn lại các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức bằng cách tự ôn luyện, đọc sách, học thêm ở nhà. Những học sinh như này nên được mọi người học tập và noi theo bởi đó là tấm gương vượt khó trong học tập, chúng ta vừa không lãng phí được thời gian, vừa có thể ở nhà giãn cách xã hội góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Mặt khác, còn một số bạn học sinh chưa có ý thức khi lạm dụng thời gian này để dành cho những công việc "tiêu hao thời gian". Có thể các bạn sẽ thư giãn bằng những trò chơi sau những ngày tháng học tập ở trường, Nhưng không ! Các bạn đã quá phụ thuộc vào những trò chơi điện tử hay những cuộc vui chơi mà lơ đà, quên đi việc tự học tập. Bố mẹ không thể cai quản chúng ta trong suốt thời gian này, nên là cơ hội để học sinh "bộc phát" những điều xấu như : nghiện game, tệ nạn, gây mất trật tự trên mạng xã hội,... Có thể nói, trong tình hình đại dịch này, có rất nhiều điều cần lên án, phê phán về thái độ cũng như ý thức tự học của mỗi bạn học sinh. Bản thân mỗi người nên có một quyết định riêng, một nguyện vọng riêng để đạt được trong kì nghỉ dịch này. Có thể nó không quá to lớn nhưng nó đánh dấu một sự trưởng thành của cá nhân khi đã biết tự chủ trong công việc, trong học tập. Qua những lời trên, bản thân em cũng có ước muốn và kế hoạc hợp lí để ôn luyện cho thời gian sắp tới. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh luôn có một cái nhìn tích cực về việc tự học để mỗi cá nhân là trở thành một công dân có ích cho đất nước Việt Nam.

       Đại dịch Covid đã đi qua nước ta và lấy đi rất nhiều các sinh mạng vô tội.Rất nhiều người dân sinh sống ở nước ngoài đã bị đại dịch quái ác này cướp đi mạng sống của bản thân.

      Là một công dân nước Việt em cảm thấy mình thật may mắn vì luôn có đội ngũ y bác sĩ tận tụy,hết lòng vì người dân luôn ở bên như xua đi bớt phần nào lo sợ.Có rất nhiều người bây giờ vẫn đang bị kẹt ở nơi xứ người nhưng chính phủ nước ta đã có những biện pháp kịp thời để đưa những công dân này về nước.Những người nhập cảnh trái phép hoặc là các vị khách từ nước khác tới mà có mang theo mầm bệnh sẽ được cách ly lấy mẫu xét nghiệm nếu như dương tính với loại virut nguy hiểm thì sẽ được chữa trị kịp thời.Trong thời điểm hiện tại nước ta đang xử lý dịch bệnh rất tốt,được các nước bạn bè đánh giá cao.Đa số người dân Việt Nam đã có ý thức đeo khẩu trang,và sát khuẩn tay trước khi ra khỏi nhà.Có thể nói em và các công dân Việt Nam khác rất may mắn khi được sinh ra trên mảnh đất chữ S tươi đẹp này.

      Mong sao các công dân khác vẫn còn đang bị kẹt lại nơi xứ người sẽ chấp hành tốt các quy định để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.Mong rằng chính phủ Việt Nam sẽ duy trì tốt các công tác phòng dịch.

 

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

9 tháng 9 2020

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

#Chúc bạn học tốt~

17 tháng 10 2017

Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.

Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.

Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.

Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.

Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:

- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:

- Trang ... hả...?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?

- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.

- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.

- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.

- À! Ra thế! - Bác cười.

Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:

- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:

- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.

- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.

Tôi lúng túng hỏi:

- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:

- Trang!

- Dạ! - Tôi bật dậy.

- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.

Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.

Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.


17 tháng 10 2017

mình ko muốn chép bài trên mạng bạn ạ!!limdim

10 tháng 9 2020

Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo.

    Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có một đàn gà, trong đó có một con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào.

     Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.