II. Làm văn (4 điểm) 

       ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

1. Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”. 

- Em bé trò chuyện với những người trên mây : 

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. 

+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 

+ Họ: Mỉm cười bay đi. 

- Em bé trò chuyện với những người trong sóng : 

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 

+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.  

+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 

26 tháng 9 2021

Có ai biết bài ,chỉ cho tôi với,bài như sau:Trung bình cộng của hai số laf123.Số thứ nhất là số bé nhất có ba chữ số.Tìm số thứ hai.

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)

Quê hương là một phần quan trọng của mỗi người. Dù có đi xa đến đâu, mỗi lần về thăm quê sẽ luôn để lại những kỉ niệm đẹp đẽ.

Mỗi năm, gia đình của em đều về quê vào dịp lễ. Vào nghỉ hè năm lớp một, em đã được về thăm quê ngoại. Buổi sáng hôm ấy, em dậy thật sớm. Sau đó, gia đình của em ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc tám giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi. Xe chỉ đỗ ở ngoài đường quốc lộ, nên mọi người phải đi bộ vào trong làng. Bố mẹ chỉ ở lại hôm chủ nhật, rồi sau đó phải về thành phố để đi làm. Còn em được ở lại cùng ông bà. Kết thúc kì nghỉ hè, em mới phải trở lại thành phố.

Những ngày sau đó thật tuyệt vời. Mỗi buổi sáng, em thức dậy từ sớm rồi đi tập thể dục cùng ông ngoại. Không khí ở làng quê thật trong lành, khác hẳn với thành phố. Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, em sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng em cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Toàn những trò chơi dân gian mà ở thành phố em chưa từng được chơi.

Khi ông mặt trời đã lên cao, cả nhóm trở về nhà. Em được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà ngoại. Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè. Em lại theo ông ngoại ra vườn. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Em đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Sau đó, ông còn hái rất nhiều loại quả cho em. Đến tối, em và bà ra ngoài sân ngồi hóng mát. Em vừa thưởng thức hoa quả, vừa được nghe bà kể chuyện. Sự yên tĩnh của làng quê khiến em cảm thấy thích thú.

Hôm sau, em còn được ra đồng thu hoạch thóc với bác Năm và chị Thương. Bác là anh trai của mẹ em. Nhà bác nằm bên cạnh nhà ông bà ngoại. Còn chị Thương là con gái út của bác. Chị đang là học sinh lớp 10. Những lúc không phải đi học, chị sẽ ra đồng làm việc giúp đỡ bố mẹ. Chỉ là công việc thu hoạch lúa nhưng cũng thật khó khăn, mệt nhọc. Nhờ vậy, em đã thấu hiểu được nỗi vất vả của các bác nông dân.

Ba tháng hè trôi qua thật nhanh. Em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, quen thêm được nhiều người bạn ở dưới quê. Khoảng thời gian ở cùng với ông bà ngoại thật vui vẻ. Khi trở về thành phố, em còn kể cho các bạn trong lớp mình nghe.

Chuyến về thăm quê của em thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến về thăm quê hơn nữa.

18 tháng 12 2023

     Tối hôm ấy, tôi đã rất khó ngủ, háo hức. Vì ngày mai, tôi sẽ cùng gia đình đi về quê ăn Tết cùng họ hàng.

      Vào buổi sáng sớm ngày 29 Tết, tôi cùng gia đình lăn bánh về quê. Trên xe có rất nhiều tiếng nói, tiếng cười. Mọi người cùng kể lại những chuyện vui hồi năm ngoái. Ai cũng nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của mình. Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng. Buổi chiều, tôi cùng chị ra đồng để thả diều. Gió trời lồng lộng khiến diều của tôi bay cao vun vút. Tối đến, cả nhà cùng ăn bữa cơm và cùng nhau xem phim trên ti-vi. Đến đêm, ai về phòng của người nấy, tôi ngủ cùng bố mẹ và chị tôi.

       Sáng sớm hôm 30 Tết, con gà trống reo lên thật to" ò ó o" đánh thức mọi người dậy. Mẹ và bà đã dậy từ sớm để đi mua thức ăn. Khi mọi người thức dậy, đi xuống bếp đã thấy thức ăn được bày biện trên bàn rất đẹp mắt. Ăn xong, tôi phụ mẹ và bà dọn dẹp bát đũa. Trong khi tôi đang dọn dẹp cùng mẹ và bà. Bố, chị và ông đã tranh thủ gói bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên. Xong việc, cả nhà cùng quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện với nhau. Đến tối, gia đình tôi cùng đón giao thừa. Ông bà đã chuẩn bị cho chị em tôi 1 bất ngờ, đó là pháo bông. Tôi cùng chị để pháo bông ra nơi bằng phằng. Bố đốt lửa cho pháo bông. "Boom" tiếng nổ làm tôi rất vui. Tuy có chút sợ hãi, những nó khiến tôi đắm chìm trong cuộc vui của gia đình. Chơi xong, cả nhà tôi cùng thắp nhang lên bàn thờ ông bà, cầu mong gia đình vui vẻ, khỏe mạnh và luôn hạnh phúc. Xong việc cả nhà cùng đi ngủ.

        Vào các ngày 1,2,3 Tết Nguyên Đán, tôi cùng gia đình đi thăm họ hàng, chúc Tết, nhận lì xì.

Chuyến về quê đã kết thúc, gia đình em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp. Tôi cũng có thêm được nhiều trải nghiệm cho bản thân, với kỉ niệm thật đẹp.