K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )* Trả lời câu hỏi sau:a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.

b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.

c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.

b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... 

( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.78 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.

c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.

d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1
2 tháng 5 2021
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên bài sống chết mặc bay từ đầu ... tình cảnh trông thật là thảm
 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :         ..." Lời ru dịu sóng dòng sông   đưa con về với ruộng đồng ca dao           Lời ru êm ả ngọt ngào  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa       Bồng con ấm lạnh bao mùa  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo     bồng con một thủa gieo neo tay gầy là nắng mưa gieo thắm...
Đọc tiếp

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )

đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :  

       ..." Lời ru dịu sóng dòng sông

   đưa con về với ruộng đồng ca dao

           Lời ru êm ả ngọt ngào

  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa

 

      Bồng con ấm lạnh bao mùa

  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo

     bồng con một thủa gieo neo

 tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng

 

    Tay gầy cho lúa đơm bông

 cho con lơn giữa biển lòng mẹ yêu

   dốc Bồng Con ngập ngừng chiều

 trưng rưng nhớ... nhớ mẹ nhiều ... mẹ ơi".

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

 cần gấp lắm !!! mấy bạn chuyên văn giúp hộ mình với 

 

1
13 tháng 2 2020

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương. 
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.

Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Nói về tình cảm của người mẹ  dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                             Nghe thầy đọc thơ.Em nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quê nhàMái chèo nghe vọng sông xaÊm êm như tiếng của bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ cườiNghe thơ em thấy đất trời đẹp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                             Nghe thầy đọc thơ.

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra…

                                                        ~Trần Đăng Khoa~

Câu 1: Xác  định PTBĐ chính

Câu 2:Xét theo cấu tạo, các từ sau thuộc loại từ nào : Tiếng thơ, nghe, rào rào, êm êm

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ trên.

Câu 4:  Em hiểu thế nào về 2 câu cuối của bài thơ.

                                            Mong nhận đc sự giúp đỡ từ các bạn!!! ^^

2
11 tháng 2 2020

Câu 1 : nhớ nè bạn : Bài thơ nào PTBĐ chính cũng là BIỂU CẢM

CÂU 2:
tiếng thơ : CP

nghe : ???

rào rào: láy hoàn toàn

êm êm : láy hoàn toàn

câu 3 :

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

bạn tự chỉ TD nha

Câu 4 :

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra…

-Điểm xuất phát của những dòng cảm xúc sâu sắc ấy la ønhà thơ đã từng đọc những bài thơ hay 

-Thơ ca đã mở ra cho tâm hồn tuổi thơ của tác giả một tình cảm dạt dào, yêu cái đẹp của thiên nhiên trời đất,yêu gia đình,yêu quê hương, yêu ruộng đồng cây cỏ v.v…

Cảm ơn câu TL của bạn @hỏi đáp nhưng mk thấy câu 2-3 có chút k hợp lý! Bạn xem lại giúp mk đc ko nhỉ?///

- Từ láy “ Thánh thót: gợi tả từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, cái âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ.

- Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: “ dẻo thơm” >< “ đắng cay”, “ “một hạt” >< “ muôn phần”-> khẳng định công sức của người nông dân và công sức của người nông dân và giá trị của bát cơm, hạt gạo.

 => Bài ca dao “ Cày đồng đang buổi ban trưa” là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn người dân cày và quý trọng lúa gạo.

28 tháng 9 2021

@amfrogame123

Bạn ơi tớ cần mở bài

14 tháng 2 2020

"... Một ngàn lời ca ngợi không bằng một lần cúi chào Thầy cô"

      Ngay từ khi còn nằm trong nôi, bên tai mỗi chúng ta đều văng vẳng lời ru hời của mẹ:

“ Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Hay “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư    

      Vâng! ai trong chúng ta từ khi chào đời đến khi khôn lớn trưởng thành mà không qua sự tài bồi dạy dỗ của các thầy: Từ anh nông dân đến vị nguyên thủ quốc gia, từ chị công nhân đến nhà khoa học, từ lớp học mầm non đến các trường đại học, cao học; các thầy đã sản sinh ra nhân tài vật lực cho đất nước và các thế hệ nối tiếp đời sau. Vì thế mà nhân dân ta càng khẳng định

       “ Không thầy đố mầy làm nên”

        Hoặc “ Chẳng tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút cái nghiên anh đồ”

        Tình cảm ấy lại được nhà thơ Nguyễn Bính cảm nhận:

         “Nhà ta coi chữ hơn vàng, coi tài hơn cả giàu sang trên đời”

        Với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho quý thầy - cô những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Cũng chính vì lẽ đó quý thầy cô luôn toàn tâm toàn ý, cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo đó là:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

                                                                                “Nguyễn Đình Chiểu”

          Vâng! Đó là những thầy giáo không màng địa vị, không màng danh lợi, quý thầy - cô luôn chung thủy với mái trường, với đám học trò, vui nhất khi thấy học trò ham học, buồn nhất khi thấy học trò không hiểu bài. Giản dị vậy thôi, không nhà cao cửa rộng, tài sản lớn nhất của quý thầy - cô là 5, 10, 30… năm dạy học, là tiếng gọi "Thầy ơi"; “ Cô ơi” mà nhiều thế hệ học trò đã cất tiếng gọi như gọi một “người mẹ”, “người cha”.

Ôi! Có ai hiểu được hết nỗi lòng của thầy cô nhỉ! Làm sao học trò hiểu được thầy cô giáo yêu học trò như chính những đứa con mình sinh ra! Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo âu đó cũng là qui luật muôn đời.

        Làm nhà giáo luôn quên mình để nghĩ nhiều đến người khác. Như người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ, người khách xưa biết bao giờ trở lại, để nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!

     Làm nhà giáo chẳng mong ai đặt bài hát ngợi ca mình, chẳng chờ ai tạc tượng bằng đá trắng đồng đen. Chỉ mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang, mai kia rung mái đầu bạc cười vang khi nghe có đứa học trò cũ làm nên danh phận.

      Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết vẫn vương tơ...

       Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, những học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được vì sao suốt đời thầy cô thương mến chúng nó. Cũng như sau này khi mỗi con người trở nên là cha là mẹ, mới hiểu được vì sao cha mẹ thương con và suốt đời nhận chịu khổ cực vì con!

     Chính vì lẽ đó mà người thầy giáo luôn tràn đầy tình yêu thương học trò, đó là sức mạnh để mỗi người thầy vượt lên khó khăn làm tròn thiên chức người thầy. Hình ảnh cao quí của người thầy mà bao thế hệ học trò giữ mãi trong tâm tưởng suốt cả cuộc đời, để rồi ngay cả khi tóc đã hoa râm, đến cuối cuộc đời vẫn thốt lên hai tiếng "thầy ơi" mà lòng cứ rung động bồi hồi như thời còn cắp sách đến trường.

Vì vậy! không chỉ có ngày 20/11 ta mới tôn vinh, mới mang bông hoa đến tặng qúi thầy cô giáo, mới tỏ lòng triều mến, mà ta phải luôn nhớ về thầy ta, cô ta; từ vỡ lòng, cấp 1, cấp 2,cấp 3….đại học, Qúi thầy- cô đã từng dìu dắt nâng bước, chấp cho ta đôi cánh vươn xa, vững bước vào đời, để tiến thân để thành đạt.

      Loài người luôn tồn tại và phát triển, chính là nhờ tấm lòng nhân hậu, đức độ, tri thức của Người thầy. Ngay bên cạnh ta hôm nay đây, ta đang gặp bao nhiêu Người thầy như thế. Đáng tôn kính thay!

2 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!!

Những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi nuôi sống dân ta từ ngàn xưa đến nay đã là nhân chứng cho bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu tâm tình của người lao động nước ta. Họ đã làm việc ở đó và cũng tâm sự trên mảnh đất đó:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

   Để tìm hiểu tâm sự của người nông dân thời xưa, ta hãy giải thích ý nghía bài ca dao trên.

Cày đồng đàng buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

   Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:

Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.

   So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

   Nếu hai câu đầu miêu tả công việc cực nhọc thì hai câu sau là lời tâm sự của người làm công việc ấy:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

   Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ “Ai ơi” để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ “Ai” không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.

   Lời tâm sự trong câu bốn được diễn tả bằng nghệ thuật đối lập và tăng cấp dẻo thơm mộthạt đối với đắng cay muôn phần. Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần. Từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân: “Hãy hiểu cho chúng tôi để có một hạt cơm thơm dẻo là muôn phần cực nhọc, đắng cay, một chén cơm thơm ngon ià do muôn lần vất vả mà chúng tôi phải chịu đựng.” Sự khiêm tốn nằm ở chỗ họ chì mong muốn chúng ta cảm thông với công lao cực nhọc ấy, thấu hiểu nỗi vất vả ấy. Một lời tâm sự thật cảm động, một lời kêu gọi thật tế nhị. Thế mà xưa nay, mỗi lần ăn bát cơm ta có luôn nhớ đến họ không?

   Bốn câu lục bát thật giản dị diễn tả nỗi vất vả nhọc nhằn cùa nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống mọi người. Bên cạnh đó là một lời kêu gọi nhẹ nhàng, khiêm tốn: Hãy nhớ, đừng quên người nông dân.

   Ngày nay, nhờ cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân đã bớt vất vả hơn nhưng bài ca dao vẫn còn giá trị đặc biệt. Hôm nay, họ vẫn thiếu vốn, thiếu phân, thiếu kĩ thuật tiên tiến. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng vẫn luôn là mối đe dọa, rình rập người nông dân. Nhà nước ta đã có chính sách rất tốt cho nông dân nghèo vay vốn nhưng người trí thức Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn trở về đồng ruộng để trả ơn tiền nhân, đưa khoa học vào nông nghiệp. Đó là bổn phận và trách nhiệm của thế hệ chúng ta những người trí thức mới dám về quê hương cải tiến kĩ thuật, thì thực sự ta mới đền công ơn thầm lặng của bao nông dân việt Nam.

12 tháng 12 2021

👍