K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2022

Câu 1: Người cháu bộc lộ tình cảm:

- Tình yêu quê hương, đất nước

- Yêu bà của mình

- Yêu tuổi thơ xưa kia, chính là ổ trứng hồng, nơi có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ

Câu 2: Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên

1 tháng 5 2022

ủa tg bn lm tiếng anh chứ

22 tháng 1 2024

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ

- Điệp từ "vì" được sử dụng lặp lại ba lần trong câu thơ "Cháu chiến đấu hôm nay vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, bà ơi cũng vì bà". Điệp từ này có tác dụng nhấn mạnh lí do, động lực khiến người chiến sĩ ra trận. Đó là lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu bà và yêu những kỉ niệm tuổi thơ.

- So sánh được sử dụng trong câu thơ "Ổ trứng hồng tuổi thơ". So sánh "ổ trứng hồng" với "tuổi thơ" đã gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm của tuổi thơ. Ổ trứng hồng tượng trưng cho sự ấm áp, bình yên của gia đình, của làng quê.

- Ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ "Tiếng gà cục tác gọi cha, mẹ, em bé,". Tiếng gà cục tác được ẩn dụ cho tiếng gọi của quê hương, của gia đình. Tiếng gà đã nhắc nhở người chiến sĩ về những gì thân thương, gắn bó nhất của mình.

- Liệt kê được sử dụng trong câu thơ "Tiếng gà trưa vang vọng khắp xóm làng". Liệt kê "làng, xóm, đồng" đã gợi lên một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

- Điệp từ "vì" đã nhấn mạnh lí do, động lực khiến người chiến sĩ ra trận. Đó là lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu bà và yêu những kỉ niệm tuổi thơ. Lí do này đã khiến người chiến sĩ ra trận với một ý chí, quyết tâm cao độ, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.

- So sánh đã gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm của tuổi thơ. Ổ trứng hồng tượng trưng cho sự ấm áp, bình yên của gia đình, của làng quê. Những kỉ niệm này đã trở thành động lực, nguồn sức mạnh giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn, gian khổ trên chiến trường.

- Ẩn dụ đã gợi lên nỗi nhớ quê hương, gia đình của người chiến sĩ. Tiếng gà cục tác đã nhắc nhở người chiến sĩ về những gì thân thương, gắn bó nhất của mình. Nỗi nhớ ấy đã trở thành nguồn động viên, khích lệ giúp người chiến sĩ chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước.

- Liệt kê đã gợi lên một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Khung cảnh này đã khiến người chiến sĩ nhớ về quê hương, gia đình và thêm yêu quê hương, đất nước.

-> Biện pháp tu từ trong đoạn thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh đã góp phần thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ. Đồng thời, đoạn thơ cũng thể hiện sự tài hoa, khéo léo của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.

20 tháng 1

BPTT: điệp ngữ (vì)

tác dụng:

Tăng sức gợi hình , gợi cảm

Làm nổi bật nguyên nhân khiến cho người chiến sĩ ra đi chiến đấu:

vì...,vì....,vì...( ở đoạn thơ nhé )

Thể hiện tình yêu quê hương, đn, lòng kính trọng của tác giả với người bà

18 tháng 12 2016

 

a) chết vinh còn hơn sống nhục----> từ trái nghĩa - biểu hiện ý nghĩa một cái chết vinh quang, trong sạch còn hơn phải sống một cuộc sống nhục nhã.

b)

Cháu chiến đấu hôm nay

lòng yêu tồ quốc

xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng

tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

-----> điệp từ - biểu hiện ý nghĩa lòng quyết tâm đánh giặc và lí do cầm súng giành lại hòa bình tự do cho tổ quốc của người cháu: trước tiên là vì lòng yêu tổ quốc, rồi vì xóm làng thân thương, vì người bà hiền từ, đôn hậu và cuối cùng là vì tiếng gà, vì quả trứng hồng- những kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA banhqua

19 tháng 12 2016

a) Quan hệ từ "còn"

b) điệp từ "bà"

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a) Trên đường hành quân xa    Dừng chân bên xóm nhỏ    Tiếng gà ai nhảy ổ:    “Cục... cục tác cục ta”    Nghe xao động nắng trưa    Nghe bàn chân đỡ mỏi    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )b) Chồng ta áo rách ta thương    Chồng người áo gấm xông hương mặc...
Đọc tiếp

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )

b) Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp tu từ: Hoán dụ )

c) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa )

Bài 2: Viết đoạn văn về mẹ có sử dụng các từ biểu cảm: yêu; tự hào; hạnh phúc; mong muốn; không phai mờ; làm sao quên được; ấn tượng nhất.

Mọi người giúp mk làm bài nhé ngày mai mk phải nộp rồi ạ!!! Ai làm đúng mk xin cảm ơn và tặng cho người đó 3 tick đc ko ạ??? ( KO CHÉP MẠNG ).

Mk xin cảm ơn nhiều ạ!!!


  

3

1a,

- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

1b

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Chồng ta áo rách ta thương 
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.

28 tháng 7 2020

Đoạn thơ không có mắc lỗi lặt từ vì :

Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ

28 tháng 7 2020

Trả lời: Đoạn thơ trên có lỗi lặp từ

Đó là tù "vì" được lặp lại 3 lần

Học Tốt

Phần 1: Đọc hiểu: (5 điểm)Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA1. Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ8. Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng14. Tiếng gà trưaCó tiếng bà vẫn mắng- Gà đẻ mà mày...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu: (5 điểm)
Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA
1. Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
8. Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
14. Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
20. Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
24. Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
30. Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
34. Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
38. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh, trong “Sân ga chiều
em đi”, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)

Câu 2: Hãy tìm những câu thơ trong bài thơ mà tác giả miêu tả hình ảnh đàn gà tron
kí ức của người chiến sĩ. Theo em, việc miêu tả ấy có ý nghĩa như thế nào? (1 điểm

0
4 tháng 8 2021

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi 

Nghe gọi về tuổi thơ”

➩ Biện pháp tu từ: Điệp ngữ

➩ Tác dụng: nhấn mạnh những ấn tượng, giá trị của tiếng gà quê hương với tác giả.

Bạn tham khảo nha -cre:mạng-Hoidap247

  Đọc bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh chắc hẳn người đọc cũng chẳng thể thôi ấn tượng, không chỉ về nội dung mà còn sâu sắc đến cả nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. 

                       “Cục... cục tác... cục ta”

                        Nghe xao động nắng trưa

                        Nghe bàn chân đỡ mỏi

                        Nghe gọi về tuổi thơ”

Những dòng hồi tưởng về tuổi thơ cùng bà và ổ gà, tiếng "nghe" được lặp đi lặp lại. Phép điệp ngữ từ"nghe" nhằm nhấn mạnh những ấn tượng, những giá trị của tiếng gà quê hương với tác giả. Người cháu ấy trên đường hành quân xa đã bắt gặp lại tiếng gà hôm ấy. Tiếng gà làm xao động cái nắng gắt của ban trưa. Tiếng gà xoa dịu những cơn đau, sự mệt mỏi của người cháu. Hơn nữa, nó làm sống dậy trong tâm hồn người cháu những kỉ niệm cùng bà, kỉ niệm một tuổi thơ hồng. Như vậy có thể thấy, phép điệp ngữ không chỉ làm cho bài thơ trở nên sống động mà còn làm những tình cảm tươi đẹp, thiêng liêng của người lính trẻ thêm trong sáng, để lại dư âm khó phai tỏng lòng bạn đọc.

12 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

– Điệp từ “nghe” được lặp lại 3 lần. 

– Tác dụng : Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm.  Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

a. Rộng lớn / rộng rãi ................................................................................................................................................... ...................................................................................................b. Đen đúa / đen đủi ......................................................................................................................................................
Đọc tiếp

a. Rộng lớn / rộng rãi ................................................................................................................................................... ...................................................................................................

b. Đen đúa / đen đủi ................................................................................................................................................... ..................................................................................................

c. Lạnh lẽo / lạnh lùng ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................

d. Thanh bình / thanh thản ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................

Câu 2: Đoạn thơ dưới đây có mắc lỗi lặp từ không? Vì sao? ...

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

.... ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ...............................

Câu 3: Chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa………………………..

b. Nước sông………………………………..

c. Mặt nó…………………

…………………

Câu 4: Kể lại một truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

1

Câu 1: Đặt câu với từng cặp từ sau:

a. Rộng lớn / rộng rãi

=> Đó là một vùng đất rộng lớn.

=> Nơi ở mới của gia đình Lan thật rộng rãi và ấm cúng.

b. Đen đúa / đen đủi

=> Cậu bé ấy khoác trên mình chiếc áo đen đúa, rách tả tơi.

=> Tôi cảm thấy hôm nay mình thật là đen đủi.

 c. Lạnh lẽo / lạnh lùng

=> Từ ngày người phụ nữ ấy bỏ đi, căn phòng này trở nên trống trải, lạnh lẽo vô cùng.

=> Hương không biết anh ấy là ai, nhưng đằng sau vẻ ngoài lạnh lùng, thờ ơ thì chị cảm nhận được sự quan tâm vô bờ bến mà anh dành cho người khác.

 d. Thanh bình / thanh thản

=> Ngoài kia, biết bao người chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay.

=> Ông ấy đã từ giã cõi đời này để lòng mình được thanh thản.

Câu 2: Đoạn thơ dưới đây có mắc lỗi lặp từ không ? Vì sao ? 

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Đoạn thơ trên đã mắc lỗi lặp từ. Lý do là tác giả đã lặp lại từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu.

Câu 3: Chọn các từ sau: " đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực " để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa đỏ rực.

b. Nước sông đỏ ngầu.

c. Mặt nó đỏ gay.

Câu 4: Kể lại một truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

                                                                                                Bài làm

     Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

     Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng nhưng nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

                                                           "Ăn một quả trả một cục vàng

                                                            May túi ba gang, mang đi mà đựng"

     Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  

     Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

     Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

                                                          "Ăn một quả trả một cục vàng

                                                         May túi ba gang, mang đi mà đựng"

     Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.