Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh.

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2019

- Các câu dưới đều thiếu chủ ngữ do quan hệ từ qua và về đã biến chủ ngữ của câu trở thành trạng ngữ.

Sửa lại:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có làm thấp giá trị nội dung.

Tham khảo:

     Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

    "   Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

        Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

    Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

    Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

           "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."

     Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

    Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

       "Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

     Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

    Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

    Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời.

#HuyenAnh

20 tháng 1 2020

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, trưởng thành và thành đạt trên cuộc đời này đều là do công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Công ơn trời biển này to lớn biết nhường nào kể sao cho hết. Và từ xa xưa ông cha ta thể hiện công lao to lớn ấy qua bài thơ Công cha như núi Thái Sơn.

Mở đầu bài ca dao chính là hai hình ảnh so sáng rất đặc sắc và vô cùng ý nghĩa:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Hình ảnh thật giản dị và gần gũi nhưng nó rất đúng với công lao của cha. Núi Thái Sơn là một ngọn núi to lớn sừng sững và vững chãi. Đó chính là những cảm nhận của chúng ta khi nhắc đến người cha của mình. Tác giả đã so sánh hình ảnh về người cha với sự to lớn vĩ đại của ngọn núi tự nhiên kia. Thực sự đúng là như vậy bởi vì người cha lúc nào cũng là trụ cột chính trong một gia đình, những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Khi đã nhắc đến công cha  không thể không nhắc đến nghĩa mẹ. Nếu cha là người mạnh mẽ gánh vác hết những nặng nhọc, mặc dù rất yêu thương con nhưng sẽ không thể hiện qua bề ngoài thì mẹ chính là người có sự yêu thương con cái luôn bộc bạch hết ra bên ngoài bằng lời nói và cảm xúc của mình. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được.

Cha mẹ luôn là những người đi phía sau dõi theo từng bước chân của con. Khi chúng ta còn bé thì những bước đi đầu đời đều do cha mẹ dìu dắt từng bước đi chập chững không vững ấy, nếu chúng ta vấp ngã thì cha mẹ lại đỡ và ôm ta vào lòng an ủi. Không chỉ khi là một bé, khi ta trưởng thành thì cha mẹ vẫn luôn dõi theo ta, nếu gặp thất bại trong cuộc sống hay trong công việc ta vẫn có thể về nhà vì vòng tay của cha mẹ lúc nào cũng rộng mở chào đón chúng ta, làm chỗ dựa vững chắc giúp ta đứng dậy sau những khó khăn.

Không chỉ nuôi dưỡng, cho chúng ta cái ăn, cho chúng ta cái mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế bằng những kinh nghiệm cha mẹ đã trải qua trong cuộc đời. Qua đó thì từ trong đáy lòng của mỗi người đều phải hiểu được công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ lớn lao và khó khăn như thế nào. Ông cha ta đã đưa ra lời khuyên cho những phận làm con:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chứ hiếu mới là đạo con.”

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết.

Gia đình luôn là nơi chào đón ta trở về nhà sau những bộn bề của cuộc sống dù đi bất cứ nơi đâu thì gia đình vẫn luôn chào đón ta. Gia đình là nơi chứa đựng những thứ tình cảm thiêng liêng mà chẳng nơi nào có được. Dù đi đâu đi chẳng nữa thì chúng ta không được quên công ơn to lớn ấy. Tình cảm cha mẹ dành cho những đứa con của mình thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, con suốt đời không thể trả hết. Chúng ta phải luôn luôn nhớ lời dậy của cha ông, phải biết thờ mẹ kính cha, phải giữ cho tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn chữ hiếu của bản thân mình.

Cha mẹ luôn là những người hy sinh vì con cái. Họ có thể làm tất cả vì con của mình thậm chí là hy sinh bản thân mình vì con. Cha mẹ luôn muốn làm những điều tốt nhất cho con cái. Công lao ấy như trời biển không gì đong đếm được.Lời lẽ nhẹ nhàng nhưng thống thiết đấy cũng là một sự nhắc nhở để những người phận làm con cần phải biết quý trọng, luôn yêu thương và chăm sóc cha mẹ của mình. Có như vậy mới xứng đáng với được công ơn sinh thành của cha mẹ đối với mỗi chúng ta.

Qua bài ca dao trên, mỗi người hãy ghi nhớ công dưỡng sinh thành của bố mẹ nhé!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 10 2018

1. PTBĐ chính: biểu cảm

2. Nội dung chính: công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.

3. BPTT: so sánh. 

Tác giả so sánh cái vô hình, trìu tượng với cái hữu hình, cụ thể của thiên nhiên, vũ trụ: "công cha" với "núi Thái Sơn", "nghĩa mẹ" với "nước trong nguồn" => cụ thể hóa công lao to lớn như trời bể của mẹ cha.

=> Để tỏ lòng biết ơn cha mẹ: các em chăm ngoan, học giỏi; lễ phép, vâng lời người lớn; nhường nhịn em,... là thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ...

4. Từ láy: mênh mông => có 1 từ láy

5. Từ ghép: công cha, nghĩa mẹ, biển đông, núi cao, biển rộng, cù lao, ghi lòng

6. Bài ca dao không có từ Hán Việt

13 tháng 2 2019

1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên là biểu cảm.

2. Nội dung chính của bài ca dao: Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao : So sánh

Tác dụng : Gợi hình , gợi cảm

4. + ngoan ngoãn , vâng lời bố mẹ

    + chăm sóc, hỏi han khi bố, mẹ ốm đau

    + học hành chăm chỉ để bố, mẹ vui lòng

5. Bài ca dao có 1 từ láy : Mênh mông

6. Công cha , nghĩa mẹ , biến đông , núi cao , biển rộng , cù lao , ghi lòng

7. Không có từ Hán Việt trong bài ca dao

4 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có nhiều bài ca diễn tả những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý. Một trong những bài ca dao đó là:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.

Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!

 

Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?

Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.

Thật hạnh phúc cho những ai được ấp ủ, được lớn khôn trong vòng tay cha mẹ. Vậy con cái phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ? Dân gian đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về iòng hiếu thảo. Nhưng trong điều kiện bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện từ trong cốc nước mát trao tay khi cha mẹ vừa đi làm về, trong bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt, trong sự cảm thông với điều kiện của hoàn cảnh gia đình mà không đua đòi ăn diện… Và điều quan trọng nhất là phải trở thành trò giỏi con ngoan, để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Rồi đến khi trưởng thành, dù có bận bịu cuộc sống riêng đến mấy, ta cũng phải chăm sóc cha mẹ chu đáo và trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Lòng yêu kính cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng bổn phận, trách nhiệm, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ lại là thước đo phẩm chất của mỗi người. Chính vi vậy, bài ca dao “Công cha như núi…” đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một lời nhắc nhở, dặn dò con cái phải hiếu thảo cha mẹ.

Chúc bạn học tốt nha

4 tháng 5 2022

CẢM ƠN BN NHA

3 tháng 8 2021

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.

Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.

3 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nha

Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””

Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.

Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.

Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.

Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:

“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,

Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,

Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,

Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,

Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,

Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,

Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,

Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,

Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,

Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.

… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu

… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”

Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.

Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.

Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.

12 tháng 9 2019

Câu 1;Biện pháp tu từ là so sánh

Câu 2:Công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái,và bổn phận,trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn đấy.

=>Là một điệu hát ru ,lời mẹ ru con cái,âm điệu của bài thơ sâu lắng,bộc lộ đc chân tình,

-Dùng lời ns ví von,so sánh để biểu hịn công cha,nghĩa mẹ.Lấy những cái to lớn,mênh mông của thiên nhiwwn để so sánh

Câu 3:

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



#Châu's ngốc

12 tháng 9 2019

C1 : Biện pháp tu từ : So sánh ( ngang bằng ) : + Công cha - núi Thái Sơn

                                                                            + Nghĩa mẹ - nước trong nguồn ....

C2 :

Nét đặc sắc về nghệ thuật : Sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng :

+ Công cha trong bài được ví như núi Thái Sơn cao to hùng vĩ ý nói " công lao " của người cha rất lớn . Như chúng ta biết , trong gia đình , người đàn ông ( cụ thể ở đây là người cha )  luôn là trụ cột trong gia đình , luôn đảm đương công việc lao động kiếm tiền -> vất vả , gian nan 

+ Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra , mà theo ta biết , nước thì không thể nào đong đếm được , nghĩa mẹ cũng như vậy . Trong gia đình , có lẽ người vất vả nhất luôn là người mẹ , người mẹ có công sinh thành , nuôi dưỡng ta -> không thể nào đong đếm được

C3 :

Suy nghĩ của em về đạo làm con : Hiếu thảo , ngoan ngoãn và nghe lời bố  mẹ ,.....

Tự triển khai thành bài ( đoạn ) văn

19 tháng 6 2018

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công cha nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kì vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển * hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn, vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lí. Hai chữ một lòng thể hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống VỚI nhau hiểu thuận, có đạo đức.

Bài ca dao với nghệ thuật so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc, nhằm nói lên tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

19 tháng 6 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công cha nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kì vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển * hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn, vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lí. Hai chữ một lòng thể hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống VỚI nhau hiểu thuận, có đạo đức.

Bài ca dao với nghệ thuật so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc, nhằm nói lên tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

24 tháng 12 2022

TK : dàn ý

1, Mở bài:

– Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.

– Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.

2. Thân bài:

Câu 1: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!

– Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.

– Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng
nhấn mạnh ý đó.

– Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.

Câu 2: Chiều chiều … ruột đau chín chiều.

– Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.

– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.

Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!

– Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã
khuất.

– Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.

Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.

– Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.

– Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.

– Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.

3. Kết bài

– Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.

– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc

Bài làm:

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì:

  • Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
  • Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. 
  • Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
17 tháng 10 2016

a/ Thiếu QHT.

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng (thêm từ "ở")

b/ Thừa QHT.

Sửa: Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (bỏ từ "qua" đầu câu)

c/ Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa.

Sửa:  Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng (bỏ "để" thay bằng "vì")

18 tháng 10 2016

đúng rùi đó các bn cug hok vnen ak !