Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

Tác phẩm đã vạch bộ mặt thối tha của xã hội nước ta thời kì nửa thực dân phong kiến khi để những tiến sĩ giấy hư danh bất tài vào bộ máy cai trị của nhà nước. Nhìn về quá khứ bao nhiêu ông nghè làm rạng danh gia tộc ấy vậy mà giờ đây là trở thành món đồ chơi trong tay ngoại bang thỏa sức điều khiển.

1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

18 tháng 3 2016

DÀN BÀI

1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.

- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa).

- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con  người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).

2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).

- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).

+  Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).

+  Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).

+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca.

3. Đánh giá:

- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.

- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.  

27 tháng 11 2018

Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Nội dung yêu nước: Yêu nước gắn liền với quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản

- Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tỉnh cá nhân của người cầm bút

Đáp án cần chọn là: C

30 tháng 1 2024

Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Thời đại:

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.

Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn