Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác n...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

Đáp án A

Những cá thể đột biến có màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, nên các cá thể có cùng màu sắc thích giao phối với nhau hơn (giao phối có lựa chọn), dần dần tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc.

15 tháng 1 2019

Đáp án D

Đây là ví dụ về hình thành loài

bằng cách ly tập tính sinh sản

7 tháng 11 2017

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.

   - Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.

   - Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được à nên giao phối nhau và tạo con.

   => Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.

Vậy: A đúng.

30 tháng 8 2018

Đáp án A

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điếm hình thái và ch khác nhau v màu sắc.

- Trong tự nhiên 2 loài này không giao phi.

- Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được nên giao phi với nhau và tạo con.

Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.

14 tháng 5 2017

Chọn đáp án D.

Hai loài có màu khác nhau: màu đỏ và xám, trong điều kiện bình thường chỉ những con cùng màu mới giao phối với nhau. Do đó, đây là cách li tập tính.

STUDY TIP

Chú ý câu này các bạn nên nắm rõ khái niệm từng loại cách li là như thế nào nhé! Các bạn có thể đọc thêm phần Sinh Thái trong sách Công Phá Lý Thuyết Sinh 2018.

30 tháng 9 2019

Đáp án A

Giải thích: Thay đổi màu sắc dẫn tới thay đổi tập tính giao phối. Đây là quá trình dẫn tới hình thành loài bằng cách li tập tính

19 tháng 1 2019

Đáp án D

Đây là cách ly tập tính (tập tính sinh sản: chỉ giao phối với các cá thể có cùng màu với mình)

23 tháng 12 2019

Chọn C

Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng cách li tập tính

Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)? (1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về...
Đọc tiếp

Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)?

(1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

(2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(3) Xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

(4) Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi tập tính giao phối thì các cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.

(5) Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các nhân tố tiến hóa làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5

1
3 tháng 9 2018

Đáp án B

Có 3 thông tin đúng, đó là (2), (3), (5)

Giải thích:

(1) sai. Vì (1) thuộc dạng hình thành loài bằng con đường sinh thái chứ không phải hình thành loài bằng con đường địa lí.

(4) sai. Vì (4) thuộc dạng cách li tập tính dẫn tới hình thành loài bằng con đường tập tính.

29 tháng 3 2016

-  Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông núi, biển,... ngăn cách các cá thế của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

+ Do có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau.

+ Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần sẽ được chọn lọc tự nhiên(CLTN) và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

+ Sự khác biệt về tần số alen dần dần được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.

- Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Lai xa kèm theo đa bội hoá cũng góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về mặt NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.