...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

Đáp án A

23 tháng 2 2016

D. Sau thất bại, Pháp buộc phải nghị hòa.

14 tháng 3 2016

*Hoàn cảnh+lí do: 

vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của:Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

*Nội dung:

_ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
_ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
_ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
_ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến

 

14 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh lịch sử nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Đến tháng 3-1862, sau khi chiếm Đại đồn  Chí Hòa, thực dân Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long.

- Cuộc kháng chiến của 3 tỉnh miền Đông ngày càng phát triển mạnh, các toán nghĩa quân của Trương Định, Lê Duy, Trần Thiện CHính đã chiến đấu anh dũng và lập được nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, Nguyễn TRung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nhân dân ta. Quân Pháp gặp nhiều khó  khăn, bối rối, hoang mang dao động.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

* Nội dung bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, ĐỊnh Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (khoảng 280 vạn lạng bạc).

Mở các cửa biển Đà nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương dân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, kèm theo nhiều nhượng bộ khác về kinh tế, chính trị.

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

28 tháng 4 2020

a)

- Triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

b) Khiến người dân phải chịu nhiều thiệt thòi, làm vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ của Việt Nam. Mất hết niềm tin vào triều đình nhà Nguyễn sẽ đánh đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam.

23 tháng 2 2016

D. phái  chủ chiến không nhận được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân.

 

23 tháng 2 2016

C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

13 tháng 12 2022

C

3 tháng 3 2016

Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX

            * Hoàn cảnh:

            - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

            - Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước…

            - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, nhưng đã làm cho tài lực và binh lực nhà Nguyễn thêm suy sụp. Mẫu thuấn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở lên sâu sắc. Trong khi đó thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,

            - Vận nước nguy nan đã tác động tới quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.Nhiều đề nghị cải cách Duy Tân đã được đề ra.

            * Nội dung cơ bản:

            Trong những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một phong trào đề nghị cải cách, Duy tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,… với nội dung:

            - Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

            - Muốn đưa đất nước theo con đường Duy Tân Nhật Bản.

            - Muốn biệt đãi người phương Tây, học tập cách làm của phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

            - Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

            * Nhận xét:

            - Tích cực (Ưu điểm):

            + Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và sự bất ổn về chính trị, xã hội lúc bấy giờ.

            + Nhìn thấy sự tồn tại qua lâu đời của ý thức hệ phong kiến là sự cản trở cho sự canh tân đất nước.

            +Thể hiện lòng yêu nước muốn Duy tân đất nước, đưa đất nước phát triển để có điều kiện chống kẻ thù xâm lược.

            + Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của cheesddooj phong kiến đương thời để làm cho đất nước phát triển. Những cải cách còn mang tư tưởng chủ quan.

            - Hạn chế (Nhược điểm)

            + Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đất nước.

            + Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.    

3 tháng 8 2019

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2 (phần II)….Trang…111...SGK Lịch sử 11 cơ bản

27 tháng 1 2018

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.

Đáp án cần chọn là: A