Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
a. Thuận lợi
Quan hệ mậu dịch:
-Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26, 8%
-Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.
-Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo
-Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
-Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo.
b. Khó khăn
-Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội
-Khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ
- Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
Tham khảo
- Thuận lợi:
- Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
- Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
- Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
Chúc bạn học tốt
Khí hậu mang lại nhiều thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi
+ Cây trồng phát triển thuận lợi
+ Phát triển quanh năm,lượng sinh khối lớn
+ Đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ
+ Nhiều mặt hàng chuyên canh , đa canh
* Khó khăn
+ Nhiều thiên tai,bão lũ,hạn hán
+ Rét đậm,rét hại
+ Sâu bệnh phát triển gây hại mùa màng.
6.Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.
7. mik chx nghĩ
6.
* Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
* Nguyên nhân:
- Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển nên dân cư thưa thớt hơn.
7.
- Địa hình châu Á có thuận lợi:
+Nhiều khoáng sản,phong phú trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí đốt,than, sắt,crôm và 1số kim loại màu như đồng thiếc
+Các tài nguyên khác như khí hậu,đất,nguồn nước,thực vật,động vật, rừng.....
- Địa hình châu Á có những khó khăn:
+Địa hình núi cao hiểm trở,các hoang mạc rộng lớn,nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt gây trở ngại cho giao lưu giữa các vùng và việc mở rộng diện tích
+Các thiên tai như động đất, núi lửa,bão lụt....xãy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn về người và của
Câu 25. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta với diện tích khoảng:
A. 30 000 km2 B. 45 000 km2 C. 35 000 km2 D.40 000 km2
Câu 26. Lượng mưa trung bình năm ở nước ta đạt từ:
A. 1500 mm đến 2500 mm B. 1500 mm đến 2000 mm
C. 2000 mm đến 2500 mm D. 1000 mm đến 1500 mm
Câu 27. Địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm đều
A. đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
B. là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.
C. cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển.
D. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
Câu 28. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi Trung Bộ B. Vùng thềm lục địa Nam Bộ
C. Vùng núi Bắc Bộ D. Vùng núi Nam Trung Bộ
Câu 29. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S và có chiều dài là:
A. 3000km B. 3260 km C. 3200 km D. 3620 km
Câu 30. Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta chạy theo hướng:
A. Bắc – Nam B. Tây Bắc- Đông Nam C. Vòng cung D. Tây Nam- Đông Bắc
a) Thuận lợi
Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).
+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo.
b) Khó khăn
- Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.
- Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.
- Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,...