\(Hãy phân tích nghệ thuật của các biện pháp tu từ và chỉ ra những biện pháp tu từ đó trong nh...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.

Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.

23 tháng 9 2020

             Bài làm :

Các biện pháp tu từ :

  •  So sánh ,  nói quá : “ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ”  =>  Nhấn mạnh rằng công việc cày đồng  buổi ban trưa là  vô cùng vất vả. khó nhọc.
  • Nghệ thuật  đối lập: “ dẻo thơm” và “ đắng cay” ;  “ “một hạt” >< “ muôn phần” => Nhấn mạnh sự vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra được hạt gạo

a.Nhân hóa , nói quá

b.

17 tháng 11 2018

a) ko bt

b) đồng ở đây là cùng

c) ko bt

d) đồng đây là đồng ruộng

k mk nhé 💕💕💕

Mình biết nè !!

a, Tái hóa

b, Cùng

c,Chỉ sử vật là bức tượng đồng 

d, Đồng ruộng

Hok Tốt

- Từ láy “ Thánh thót: gợi tả từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, cái âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ.

- Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: “ dẻo thơm” >< “ đắng cay”, “ “một hạt” >< “ muôn phần”-> khẳng định công sức của người nông dân và công sức của người nông dân và giá trị của bát cơm, hạt gạo.

 => Bài ca dao “ Cày đồng đang buổi ban trưa” là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn người dân cày và quý trọng lúa gạo.

28 tháng 9 2021

@amfrogame123

Bạn ơi tớ cần mở bài

18 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.

Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.

18 tháng 7 2021

Tham khảo nhé !

 Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,

Tác dụng :  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

Em rất yêu thích việc ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng đẹp trời. Những thửa ruộng vuông vức như bàn cờ xếp dọc theo hai bên bờ sông. Khi ông mặt trời vừa ló dạng, cánh đồng lúa cúng được khoác lên một màu áo mới. Lúc này, lúa đang thì con gái nên xanh mướt, nõn nà. Từng cây lúa mọc thẳng, hơi nghiêng nghiêng mang trong mình những hạt ngọc của trời. Bông lúa lúc này còn nhỏ, có mùi thơm bùi ngọt, thoảng theo gió khiến con người cảm thấy lòng mình an nhiên, tĩnh tại. Màu vàng của nắng hòa khiến cánh đồng được khoác tấm áo mới lấp lánh ánh vàng sánh như mật ong rót vào cả môt khoảng không gian rộng lớn. Sớm thôi, cánh đồng lúa này dưới đôi bàn tay chăm sóc của mọi người sẽ trở thành những hạt cơm trắng mấy xuất hiện trên bữa cơm gia đình Việt. Càng nghĩ tôi càng thấy hạnh phúc. Hi vọng được ngắm cánh đồng vào buổi sáng đẹp trời như hôm nay. 

những hạt ngọc của trời ( ẩn dụ )

đôi bàn tay - người lao động ( hoán dụ )

 

2 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!!

Những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi nuôi sống dân ta từ ngàn xưa đến nay đã là nhân chứng cho bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu tâm tình của người lao động nước ta. Họ đã làm việc ở đó và cũng tâm sự trên mảnh đất đó:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

   Để tìm hiểu tâm sự của người nông dân thời xưa, ta hãy giải thích ý nghía bài ca dao trên.

Cày đồng đàng buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

   Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:

Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.

   So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

   Nếu hai câu đầu miêu tả công việc cực nhọc thì hai câu sau là lời tâm sự của người làm công việc ấy:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

   Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ “Ai ơi” để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ “Ai” không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.

   Lời tâm sự trong câu bốn được diễn tả bằng nghệ thuật đối lập và tăng cấp dẻo thơm mộthạt đối với đắng cay muôn phần. Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần. Từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân: “Hãy hiểu cho chúng tôi để có một hạt cơm thơm dẻo là muôn phần cực nhọc, đắng cay, một chén cơm thơm ngon ià do muôn lần vất vả mà chúng tôi phải chịu đựng.” Sự khiêm tốn nằm ở chỗ họ chì mong muốn chúng ta cảm thông với công lao cực nhọc ấy, thấu hiểu nỗi vất vả ấy. Một lời tâm sự thật cảm động, một lời kêu gọi thật tế nhị. Thế mà xưa nay, mỗi lần ăn bát cơm ta có luôn nhớ đến họ không?

   Bốn câu lục bát thật giản dị diễn tả nỗi vất vả nhọc nhằn cùa nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống mọi người. Bên cạnh đó là một lời kêu gọi nhẹ nhàng, khiêm tốn: Hãy nhớ, đừng quên người nông dân.

   Ngày nay, nhờ cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân đã bớt vất vả hơn nhưng bài ca dao vẫn còn giá trị đặc biệt. Hôm nay, họ vẫn thiếu vốn, thiếu phân, thiếu kĩ thuật tiên tiến. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng vẫn luôn là mối đe dọa, rình rập người nông dân. Nhà nước ta đã có chính sách rất tốt cho nông dân nghèo vay vốn nhưng người trí thức Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn trở về đồng ruộng để trả ơn tiền nhân, đưa khoa học vào nông nghiệp. Đó là bổn phận và trách nhiệm của thế hệ chúng ta những người trí thức mới dám về quê hương cải tiến kĩ thuật, thì thực sự ta mới đền công ơn thầm lặng của bao nông dân việt Nam.

12 tháng 12 2021

👍

BT9: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ chứa biện pháp nghệ thuật tu từ ấy và gạch chân trong các ví dụ saua. Mặt trời xuống biển như hòn lửa    Sóng đã cài then đêm sập cửa.                                      ( Huy Cận)b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay    Giếng nước gốc đa nhớ người ra...
Đọc tiếp

BT9: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ chứa biện pháp nghệ thuật tu từ ấy và gạch chân trong các ví dụ sau

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa.

                                      ( Huy Cận)

b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

                                         (Chính Hữu)

c.     Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

                                           ( Nguyễn Du)

d.  Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

                                          ( Phạm Tiến Duật)

e. Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

                                 ( Hữu Thỉnh)

g. Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô

                                  ( Lưu Trọng Lư)

h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..

                                                                  ( Thép Mới)

i.          Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu)

k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                                           ( Nguyễn Khoa Điềm)

l.   Ánh trăng im phăng phắc

     Đủ cho ta giật mình

                             ( Nguyễn Duy)

2
20 tháng 6 2023

Đăng lần vừa vừa thôi chị, lần sau đăng 5 câu thôi nha. Em xin chị

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Phép so sánh)

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. (Phép nhân hóa) 

                                      ( Huy Cận)

b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

                                         (Chính Hữu)

Phép hoán dụ: Giếng nước gốc đa tức quê hương, người ra lính - chiến sĩ.

Phép nhân hóa: nhớ

c.     Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

                                           ( Nguyễn Du)

Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép ẩn dụ.

d.  Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

                                          ( Phạm Tiến Duật)

Phép ẩn dụ: 

- "Xe" là tinh thần chiến đấu, yêu nước, việc làm cách mạng của các anh chiến sĩ.

- "miền Nam phía trước" là mục đích phía trước tương lai của anh chiến sĩ về sự tự do, độc lập của toàn nước Việt.

- "một trái tim" là trái tim yêu nước, một trái tim bằng lòng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc.

e. Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

                                 ( Hữu Thỉnh)

- Phép nhân hóa

g. Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô

                                  ( Lưu Trọng Lư)

- Phép nhân hóa

h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..

                                                                  ( Thép Mới)

- Phép nhân hóa và ẩn dụ: tre có nhiều lợi ích cho con người, hơn hết là có thể hỗ trợ người Việt đánh giặc giữ nước.

i.          Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu)

- Phép so sánh

k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                                           ( Nguyễn Khoa Điềm)

- Phép điệp ngữ

l.   Ánh trăng im phăng phắc

     Đủ cho ta giật mình

                             ( Nguyễn Duy)

- Phép nhân hóa

20 tháng 6 2023

mọi người ơi giúp mik vs