K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2018

Đoạn văn cảm động nhất

Cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để lên đường chiến đấu

    + Người đọc bồi hồi, xúc động trước sự hiếu thảo, trọn vẹn nghĩa với cha mẹ

    + Dù khó khăn gian khổ hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm, nghĩa vụ trả thù cho ba má

    + Đi theo cách mạng, theo con đường mà ba mẹ lựa chọn

10 tháng 10 2017

Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu. Cảnh tượng đó khiến người đọc liên tưởng và bồi hồi xúc động bởi nhìn vào đó ta thấy được tình yêu, tình hiếu thảo, chọn nghĩa đối với cha mẹ. Dù khó khăn gian khổ hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm nghĩa vụ trả thù cho ba má. Vẫn luôn nhớ về ba mẹ và làm theo, đi theo con đường ba mẹ đã đi, hết lòng vì tổ quốc.

5 tháng 5 2019

Chi tiết gây xúc động: Bà cụ Tứ đãi con dâu “chè khoán” nhưng thực chất là cám với sự xót xa “ Xóm ta khối nhà còn chẳng có cám mà ăn đấy”

- Điều này gợi lên cảnh khốn cùng, nghèo đói của giai đoạn đau thương của đất nước ( nạn đói 1945)

    + Ngày đón dâu đáng ra phải đủ đầy, nhưng cách đón dâu trong cảnh nghèo đói lại càng cho ta thêm thấm thía tình người đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn

Đọc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó chính là là chi tiết nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Nồi cháo cám giữa ngày đói là phương tiện cứu đói bà dành và để đón con dâu. Vừa múc cháo bà vừa khen chè khoán đấy ngon đáo để cơ. Qua chi tiết nồi cháo cám ta cảm nhận rõ bà cụ Tứ - người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình) . Không chỉ cảm nhận được bà cụ Tứ mà chúng ta còn cảm nhận được Tràng, “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.Vợ Tràng cũng vậy, qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Như vậy, nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng điều này là một điểm sáng của tác phẩm chỉ qua chi tiết nhỏ mà thể hiện được tính cách của các nhân vật.

5 tháng 3 2020

Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến công vang dội... như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện kí viết về chiến tranh thời chống Mĩ.
Nguyễn Thành Long cổ một lối viết nhẹ nhàng nhiều chất thơ: thiên nhiên hiện hình dưới một màu áo trữ tình ấm áp lòng người đến lạ lùng. Đó là những người lao động bình thường, đáng mến, rất vĩ đại.
Bốn con người được nhà văn nói đến, già có, trẻ có, trai có, gái có, ngoài bác lái xe ra, ba nhân vật còn lại là những trí thức xã hội chủ nghĩa: ông họa sĩ già, anh cán bộ khoa học và cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Truyện hầu như không có cốt truyện; thế mà cuộc gặp gỡ giữa họ khó phai mờ trong tâm trí chúng ta.
1. Bác lái xe tốt bụng, vui chuyện như một nhân vật dẫn chuyện nhưng làm ta khó quên. Ông họa sĩ già lừng trải, xin anh em cơ quan hoãn "bữa tiệc" để đi chuyến thực tế "cuối cùng lên Tây Bắc trước lúc về hưu". "Ngòi bút" như là một quả tim nữa của ông suốt đời ông "đi" và "vẽ", ông "khua khát" nghệ thuật vì thế mà ông yêu thêm cuộc sống", yêu thêm con người. Nửa giờ ông trò chuyện với anh thanh niên, và thái độ chân tình của ông đối với cô kĩ sư như tình "cha con" làm ta cảm phục và yêu kính ông, vì ông là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sống nội tâm phong phú.

2. Cô kĩ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng Cử chỉ cô "ôm bó hoa vào ngực", cô lắng tai nghe câu chuyện kể của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc đổ trên mặt bàn. Mới bước vào đời cô gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để lự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, "về con đường cô đang đi tới". Cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.
3. Ấn tượng sâu sắc nhất, lối đẹp nhất đối với bạn đọc là anh thanh niên đã và đang sống "lặng lẽ" trên đỉnh non xanh.
Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. về ngoại hình, anh có "tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh lấy số liệu và báo cáo về "nhít " thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cầm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây khô trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ. "Người cô độc nhất thế gian" mà như vậy ư?
Giá trị đích thực ở anh là lẽ sống đẹp. Anh rất "thèm" người, nhưng không phải là "nỗi nhớ phồn hoa đô thị". Anh luôn tự hỏi mình: "Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để "trò chuyện", để học lập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản đồ sét, và theo anh, đó là "những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước".
Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kĩ sư lên thăm "nhà" mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.
Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và tràn ngập tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên "một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra... những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc" (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị cuộc sống. Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: "Cháu thấy cuộc đời đẹp quá!". Quả vậy, truyện ngắn Lặng lẽ Su Pa đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về "Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời... ".

12 tháng 11 2017

- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học

- Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?

Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe

Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.

15 tháng 9 2017

Đoạn trích tôi thấy đặc sắc và thích nhất:

“Trong những dòng sông đẹp ở cả nước… chân núi Kim Phụng”

- Cái hay về ý tưởng:

    + Xây dựng nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc của con sông

    + Con sông Hương lúc này trở thành sinh thể có hồn, có tâm hồn, tính cách, bản ngã

- Hình ảnh: nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo, trầm ấm như đặc tính của dòng sông

- Ngôn ngữ: cô đọng, súc tích, diễn tả được thần thái của dòng sông, những cung bậc cảm xúc của chính nhà thơ khi cảm nhận về dòng sông.