Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó: 

+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.

→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.
 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- “Tôi” ở khổ thơ trên là tác giả trong những ngày lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình.

- “Tôi” ở khổ thơ này là tác giả đã tìm cho mình một lẽ sống, được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời chân lí.

Tham khảo:

Tròn khổ cuối, nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Ngoại cảnh: Bức tranh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên Nga với những nét đẹp hoang sơ, lạ lùng của mùa Đông.

- Hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng: Đêm đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh.

⇒ Ngoại cảnh là phong cảnh nước non tươi đẹp đối lập với hình ảnh bên trong tâm tưởng là mùa đông nước Nga lạnh lẽo, lòng người buồn tẻ, cô đơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la

+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người. 

Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. 

Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.