Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương
+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.
+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng
+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.
+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.
4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng
+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.
- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:
+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.
Học tốt :)
a. Các câu chứa hàm ý.
- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc
- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại
- May cho ta cả hai kiểu.
b. Các hàm ý ấy là:
- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại
- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.
- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.
c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
a) Câu chứa hàm ý:
Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.
c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.
Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.
Phép lặp các từ:ba, giống, già.
Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).
(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.
Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.
(2) Phép nối: Thế là.
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện thuộc “Truyền kì mạn lục” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Khi xây dựng bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhưng bất hạnh thì nhà văn đã tạo ra được một chi tiết then chốt quyết định đến số phận của Vũ Nương, đó là chi tiết “cái bóng”.
Truyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.
Chi tiết “cái bóng” xuất hiện trong hoàn cảnh sau khi Trương Sinh đi lính, một thời gian sau Vũ Nương sinh hạ một bé trai cáu kỉnh. Trong những ngày tháng không có chồng ở nhà, nàng vừa phải chăm sóc con vừa phải phụng dưỡng mẹ già. Hằng đêm, khi dỗ dành con ngủ, đứa bé thường hỏi về cha của mình. Nàng thường chỉ vào chiếc bóng của mình trên vách tường và bảo đấy là cha Đản.
Chi tiết “cái bóng” trước hết thể hiện được tình yêu thương con sâu sắc của Vũ Nương. Nàng lo lắng rằng con sẽ cảm thấy buồn tủi và thiếu thốn tình cảm nên mới nói dối con. Lời nói dối ấy tưởng chừng như vô hại với đứa trẻ nhưng lại chính nó đã gián tiếp làm hại cuộc đời nàng. Đối với bé Đản, chiếc bóng chính là hiện thân của người cha, của tình cảm cha con thiêng liêng. Đứa bé luôn cho rằng đấy là cha của mình nên khi người cha thực sự trở về mới xa lánh. Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ lên ba, bé Đản luôn tin rằng có một người cha đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người cha ấy rất yêu thương mẹ: “Khi mẹ ngồi cũng ngồi, khi mẹ đứng cũng đứng” chỉ có điều người cha ấy chưa từng ôm ấp, nâng niu em mà thôi.
Nhưng không chỉ có vậy, cái bóng còn được đặt cho một sứ mệnh ý nghĩa hơn. Đó là chi tiết thắt nút để rồi tạo ra bi kịch cho Vũ Nương. Đứa bé ngây thơ khi gặp lại Trương Sinh đã kể lại hết toàn bộ câu chuyện. Từ đó, Trương Sinh vốn tính đa nghi đã cho rằng “vợ hư”. Hắn mắng nhiếc thậm chí đánh đập vỡ mặc cho dân làng có giải thích hay Vũ Nương biện giải. Trương Sinh đã nhẫn tâm đuổi người vợ hết mực thủy chung của mình đi dù người vợ ấy đã từng hết lòng chăm sóc hết lòng cho mẹ và con trai của mình. Để rồi Vũ Nương phải tìm đến cái chết chứng minh cho tấm lòng chung thủy. Đó cũng là chi tiết mở nút giúp giải oan cho nàng. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Bỗng nhiên đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi!”. Trương hỏi đâu thì thấy đứa bé chỉ vào cái bóng của mình. Lúc bây giờ mới biết là vợ bị oan thì cảm thấy vô cùng hối hận. Tuy đó chỉ là sự hối hận muộn màng. Nhưng nó cũng phần nào chứng minh cho phẩm hạnh của nàng Vũ Nương.
Quả thật, chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhưng đã có vai trò vô cùng quan trọng. Chi tiết “cái bóng” chính là nhãn tự của toàn bộ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Khi qua đó, nhà văn muốn tố cáo chiến tranh cũng như chế độ phong kiến đương thời đã đẩy người phụ nữ vào cảnh gia đình chia ly để rồi phải rơi vào bi kịch. Người phụ nữ trong xã hội xưa, họ không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân.
Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên giá trị lớn. Quả thật, nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm rất nhiều ý nghĩa với chi tiết này.