1.Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2017

Câu 1:

- Trẻ em như búp trên cành

- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau:

+ trẻ em được so sánh với búp trên cành;

+rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.

-Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau:

Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.

- trẻ embúp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…

- rừng đướcdãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…

- Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì:

So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:

- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành – Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.

- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 3:

So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

24 tháng 4 2017

Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.

- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đướcdãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …

Câu 3:

Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

24 tháng 4 2017

Câu 1:

Soạn bài: So sánh (tiếp theo) | Soạn văn lớp 6

Câu 2:

  • chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng

  • : ngang bằng

Câu 3: Một số từ so sánh khác:

a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...

b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...

Ví dụ:

Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10.Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.

25 tháng 4 2017

Câu 1:

Về thăm nhà Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

Trả lời:

Lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.

" Thắp" chi sự nở hoa.

Màu đỏ được ví với “lửa hồng” là vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.

Sự "nở hoa” được ví với hành dộng thắp là vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.



1.Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ: a/ So sánh đồng loại -So sánh người với người: Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền. (Lời bài hát) -So sánh vật với vật: Từ ca nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […] (Vũ Tú Nam)                          b/ So sánh khác loại: -So sánh vật với...
Đọc tiếp

1.Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:

a/ So sánh đồng loại

-So sánh người với người:

Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

-So sánh vật với vật:

Từ ca nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […]

(Vũ Tú Nam)                         

b/ So sánh khác loại:

-So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

(Võ Thanh An)

-So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn : chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao là sóng trào

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

2. Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp về B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:

-khỏe như…

-đen như…

-trắng như…

-cao như…

3.Hãy tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài : Bài học đương đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.

4. Chính tả (nghe- viết) :Sông nước Cà Mau (từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai)

 

 

5
24 tháng 4 2017

Câu 1:

a. So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Cô giáo như mẹ hiền.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. hoặc: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)

Câu 2: Viết tiếp:

- Khỏe như voi

- Đen như than

- Trắng như tuyết

- Cao như núi

Câu 3:

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

24 tháng 4 2017

1.

các ví dụ :.
a) So sánh đồng loại
- Người với người:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
(Tố Hữu)
- Vật với vật:
Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.
(Đoàn Giỏi)
b) So sánh khác loại
- Vật với người:
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Bác Hồ)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.
(Xuân Diệu)các ví dụ sau.
a) So sánh đồng loại
- Người với người:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
(Tố Hữu)
- Vật với vật:
Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.
(Đoàn Giỏi)
b) So sánh khác loại
- Vật với người:
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Bác Hồ)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.
(Xuân Diệu)
1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn. 2.Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của Cầu Long Biên. 3....
Đọc tiếp

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.

2.Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của Cầu Long Biên.

3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a/ Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?

b/ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?

c/ So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

( Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ…)

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.           

a/ Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên- Chứng hân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt nhưng sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b/ Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây:

Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

-Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

2
25 tháng 4 2017

Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?

Trả lời:

Bài văn chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 : Từ đầu đến: “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.

Câu 2: Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?

Trả lời:

* Đoạn văn cho biết những thông tin tương đối cụ thể về cầu Long Biên:

- Tên gọi đầu tiên là “ cầu Đu me năm 1945 được đổi tên là cầu Long Biên.

- Qui mô của cầu: + Dài 2290 mét

+ Nặng 17 nghìn tấn.

- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Về kĩ thuật: là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.

- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.

* So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương (ở phần đọc thêm) thì qui mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng, nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ.

Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điểu gì vể lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hĩnh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

Trả lời:

a) Cảnh vật và sự việc được ghi lại:

- Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.

- Buổi chiểu, đèn mọc như sao.

- Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.

- Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liột chống không lực Hoa Kì: những lần đầu bị đánh bom.

- Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho cả một thế kỉ XX với cảnh đời đau thương dưới thời Pháp thuộc của dân tộc, với những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau 1954, những năm tháng chống MI cứu nước anh hùng, và cả một sự kiện lịch sừ không thể nào quên vào mùa đông năm 1946 khi Trung đoàn thủ đô chui qua gầm cầu ra đi kháng chiến . Ẽ ế Cây cầu soi bóng trên sóng nước sông Hồng hay chính nó đã soi bóng vào lịch sử dân tộc

b) Việc trích thơ và nhạc đã tạo nên “ chứng nhân ” vẻ nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó cây cầu với kí ức với tâm hồn con người

c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên. Người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu thông qua cảm nhận rất riêng tư, nó là hồi ức của kỉ niệm. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho những kỉ niệm ưở thành những nhân chứng sống động, có hồn.

- Việc sử dụng từ ngữ cũng rất gợi cảm (...cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng ;... ánh đèn mọc lên như sao sa... )

Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) VI sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sửì Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Trả lời:

a) Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên: Không gọi cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân và nhân chứng. Cách nhân hoá đó đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.

Các sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chứng kiến:

+ Thời thuộc Pháp + Năm 1945

+ Kháng chiến chống Pháp + Thời hoà bình + Kháng chiến chống Mĩ + Những mùa lũ.

Như vậy cầu Long Biên đã chứng kiến lịch sử dân tộc trong một thời gian không dài nhưng rất nhiều biến đổi. Nó trở nên sống động.

Sự sống động ấy có phần của các sự kiện đau thương (hàng nghìn người chết vì làm cầu, bom Mĩ ném rách cầu tả tơi) và anh dũng (Những đoàn quân ra đi, cầu được hàn, sửa trong chiến tranh)

b) Hình ảnh cuối bài là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: từ chiếc cầu sắt nối khoảng cách đôi bờ, tác giả nghĩ đến một nhịp cầu vô hình để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Đó là một kết thúc hay, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc.

25 tháng 4 2017
Bài văn có thể chia ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

1.Tìm phép so sánh trong đoạn văn dưới đây: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lung, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi gượng ngoi đầu lên hay giữ thăng...
Đọc tiếp

1.Tìm phép so sánh trong đoạn văn dưới đây:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lung, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi gượng ngoi đầu lên hay giữ thăng bằng cho chậm tời cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngàn ngại, rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng)

2. Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

- Đôi với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?

 

 

3
24 tháng 4 2017

Câu 1: Tìm phép so sánh

- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên

- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

Câu 2:

Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.

Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…

29 tháng 1 2019

Phép so sánh:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm.

Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng=> tác dụng giúp người đọc hình dung chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động từ đó thể hiện sự tinh tế của tác gải khi miêu tả mỗi chiếc lá rơi đều khác nhau bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về sự sống, cinh tồn và cái chết

1.Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích. a/                              Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Tế...
Đọc tiếp

1.Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

a/                              Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b/                                 

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

c/

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

2. Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài vượt thác. Em thich hính ảnh so sánh nào? Vì sao?

3. Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.

5
24 tháng 4 2017

Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:

– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".

– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".

– Đoạn 3: Còn lại.

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.

Chẳng hạn:

– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …

– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …

– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …

Câu 3:

a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:

– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...

– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:

- Ngoại hình:

  • như pho tượng đồng đúc.

  • các bắp thịt cuồn cuộn.

  • hai hàm răng cắn chặt.

  • quai hàm bạnh ra.

- Hành động:

  • Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

  • Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

  • Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:

– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...

– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.

Câu 4:

- Hai hình ảnh:

  • Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".

  • Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".

+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

Câu 5:

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

24 tháng 4 2017

3.Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

Bài 1: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó

   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

                                                                                                             (Đoàn Giỏi)

Bài 2. Trong câu ca dao :

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

a) Từ “bổi hổi bồi hồi” là từ láy có gì đặc biệt? Giải nghĩa từ láy đó.

 

b) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

1
27 tháng 3 2020

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 2. Trong câu ca dao :

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

a) Từ " bổi hổi bồi hồi" là từ láy đặc biệt vì đây là từ láy toàn bộ 

" bổi hổi bồi hồi" có nghĩa là đừng ngồi không yên, đang lo lắng, phiền muộn một chuyện gì đó.

c)Phân tích: nỗi nhớ của tác giả được ví như hai vật gần gũi với nhau lửa và than là hai vật mà không thể tách rời, cho thấy nỗi nhớ đó của tác giả cũng như vậy, cũng không thể tách rời, chứng tỏ được tình cảm của tác giả đối với người đó thật sâu nặng, đáng quý.

=> Làm tăng lên được nỗi nhớ thương của tác giả, đồng thời tăng thêm được sự cảm động cho câu ca dao, giúp cho câu thêm phần mới mẻ, diễn tả nỗi xót thương của tác giả.

chúc bạn học tốt

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng...
Đọc tiếp

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng  và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm ằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

5*. “ Lượm ơi, còn không”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

 

 

12
25 tháng 4 2017

Câu 1:

Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).

* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Trá lời:

Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề ‘Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?

Nhưng rồi:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế Lượm ơi ...

Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

- Thôi rồi, Lượtn ơi!

Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.

- Lượm ơi, còn không?

Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5:

Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.