Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2. Điều gì làm...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả.

- Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là lí lẽ kết hợp với những dẫn chứng xác thực đáng tin cậy.

14 tháng 1 2018

Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:

   + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

   + Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)

   + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

   + Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của 2. Tìm hiểu trình tự Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đo, nêu bố cục của bài văn. 3. Đọc đoạn văn từ “Con  người của Bác” đến “ Nhất, Định, Thắng, Lợi !” và nhận xts về...
Đọc tiếp

1.Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của

2. Tìm hiểu trình tự Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đo, nêu bố cục của bài văn.

3. Đọc đoạn văn từ “Con  người của Bác” đến “ Nhất, Định, Thắng, Lợi !” và nhận xts về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Tại sao?

4. “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

5. Theo em, đặc sắc trong nghị luận của bài văn này là gì?

2
26 tháng 4 2017
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

11 tháng 2 2018

1 .

a) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu những chứng cứ trong đời sống của Bác các phương diện (xem phần thân bài mục b)

b) Bố cục và hợp dàn ý:

Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài ngắn nghị luận hoàn chính cụ thể là:

2.*Bố cục

Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.

+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong cao đẹp

+ Giản dị trong lời nói bài viết.

Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.

3.Bài viết sử dụng những phép lập luận: Chứng minh, bình luận, giải thí. Nhưng thao tác chủ yếu là chứng minh.
4.

Đoạn văn từ: “Con người của Bác..." đốn "... Nhất, định, thắng, lợi!”

- Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này:

Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.

Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.

Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:

+ Chỉ vài ba món giản đơn.

+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

+ Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.

- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:

+ Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống...)

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

+ Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

5.Tác giả đã giải thích, bình luận vồ đức tính giản dị của Bác Hồ. Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng. Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.