Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân ngày sinh nhật, chị Minh Anh tặng em con lợn đất để đựng tiền tiết kiệm. Em thích món quà của chị vô cùng và đặt ngay ngắn vào một ngăn trên giá sách. Con lợn được làm bằng đất nung, bên ngoài tráng lớp men bóng loáng màu vàng. Cặp mắt của nó đen long lanh với hai hàng mi dài, cong vút. Cái mũi nó tròn xoe và mõm nở nụ cười tươi rói. Trông gương mặt nó thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Thân lợn tròn xoe với bốn chiếc chân ngắn, vững chắc. Trên lưng nó có một rãnh nhỏ để em nhét tiền vào. Cái đuôi lợn xoắn tít, còn tai lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Chị Na dặn: "Em đừng quên mất nhiệm vụ cho lợn ăn đấy nhé !". Vì thế, tiền mừng tuổi của ông bà, bố mẹ hay anh chị cho, em đều bỏ vào cho lợn "ăn" hết. Lợn đất không béo thêm chút nào nhưng bụng chú thì cứ đầy dần. Món tiền tiết kiệm ấy em sẽ dành để mua một chiếc xe đạp tới trường. Cảm ơn lợn đất đã giữ gìn cẩn thận kho báu ấy cho em.
Em biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ ăn, tiết kiệm túi ni-lông.
- Em phải tiết kiệm vì nó là nguồn tài nguyên quý giá, để bảo vệ môi trường, để tránh lãnh phí.
- Em sử dụng hợp lí, ăn hết đồ ăn, khóa nước khi không sử dụng, tắt đèn khi ra khỏi phòng.
- Kết quả là gia đình em tiết kiệm được tiền sinh hoạt, môi trường giảm ô nhiễm vì rác.
a. Viết đoạn văn kể về tiết học em yêu thích
Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.
b. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em
Sau bữa cơm, bố và em ngồi ở phòng khách xem đá bóng và ăn hoa quả. Bỗng có điện thoại của bố quay sang tới. Em bắt máy ngay. Bố hỏi:
- Dạo này con học tốt chứ Nam?
Em vừa cười vừa vui vẻ trả lời:
- Dạ, thưa bố, con học vẫn tốt ạ, hôm qua, cô trả bài kiểm tra cuối kì con được tận 5 con điểm 10 ạ.
Bên đầu dây bên kia bố nói:
- Vậy thì chắc chắn, kì này Nam của bố đạt học sinh giỏi rồi?
Em nhanh nhảu đáp:
- Dạ tất nhiên rồi bố. Điểm của con đứng thứ hai lớp, chỉ sau mỗi bạn lớp trưởng thôi ạ!
Bố nói giọng hài lòng và nhắc nhở em:
- Tốt lắm con trai, hai chúng ta cùng cố gắng giống ông nội con nhé. Chúng ta sẽ là những con người có ích cho xã hội.
Quyển vở của em có hình chữ nhật. Chiều dài 24cm, chiều rộng 15cm. Bìa quyển vở có in hình bức tranh các bạn học sinh đang chơi đá cầu dưới sân trường. Phía dưới cùng, góc phải là ô nhãn vở được in sẵn. Bên trong vở có kẻ các hàng ô ly. Ở bên trái các trang giấy có các đường kẻ đỏ làm lề vở. Các hàng ô ly được in đều nhau. Quyển vở rất có ích đối với em.
Em thích nhất là trò nhảy dây. Em thường chơi theo nhóm khoảng 4-5 người. Khi tham gia cần có dụng cụ là dây nhảy.
- Cách chơi: Oẳn tù tì chọn ra 2 bạn thua cuộc để cầm dây thun. Hai bạn đó sẽ đứng căng dây cho các bạn nhảy, từng bạn chơi lần lượt dùng cổ chân khéo léo ngoắc chéo vào dây rồi trả lại vị trí cũ, (ngoắc 1 chân rồi đến 2 chân vào dây, thực hiện động tác nhảy cả người vào trong dây, lộn chéo dây, nhảy trở lại vị trí cũ) ... Nhảy hết động tác theo quy ước chung thì được nghỉ ra ngoài để chờ nhảy ở mức cao hơn
Trò chơi cứ như vậy theo mức dây từ thấp đến cao, động tác cũng từ đơn giản đến phức tạp theo chiều cao của dây và theo quy ước riêng của từng nhóm
Độ cao và độ mở rộng (to) của dây tăng dần như sau: Cổ chân, 2 cổ chân, bắp chân, 2 bắp chân, đầu gối, 2 đầu gối, đùi, 2 đùi, hông, ngực, nách.
Luật chơi:
Hai bạn đứng căng dây phải ở đúng vị trí quy định và phải đứng im, không dịch chuyển trong khi các bạn khác đang nhảy. Người nhảy dây trong quá trình nhảy mà sai động tác hoặc không ngoắc được vào dây thì mất quyền nhảy, phải vào thay thế một trong hai bạn đang đứng căng dây.
Một khoảng sân vừa đủ và sạch sẽ là nơi các bé có thể thỏa sức chơi nhảy dây cao su rồi. Dù trò chơi này không còn phổ biến như xưa, nhưng nó đã để lại cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng những ký ức đẹp về sợi dây thun của tuổi thơ.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
b)
Em thích được vẽ
Về luật lệ giao thông
Trên ngã tư đường phố
Em vẽ cái đèn đỏ
Báo mọi người không đi
Em vẽ cái đèn vàng
Cho mọi người chuẩn bị
Em vẽ cái đèn xanh
Cho mọi người cùng bước
Em nhớ lời cô dạy
Khi qua ngã tư đường
Em chỉ được sang đường
Khi đèn xanh bật sáng.
Tác giả: Trần Thị Mai (Lai Châu)
- Bài thơ nói về đèn đường gia thông.
- Em thích hình ảnh cô dạy sang đường khi đèn xanh bật sáng vì đây là một điều rất đúng và cần thiết
Vì bạn nhỏ thấy thật ra con heo cũng dễ thương. “Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào”. Bạn nhỏ thực sự yêu thương nó.
Đây là bài đã đọc nhưng mà nó trên gg nha bạn:
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ còn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Trung Thu mẹ mua tặng em một con heo đất. Con heo có màu xanh, trông béo mũm mĩm. Hằng ngày, mỗi khi có tiền lẻ mẹ thường cho em để nuôi heo. Cuối năm học được thưởng, tiền lì xì Tết em cũng nuôi heo. Ngày ngày gắn bó với chú heo xanh nhỏ xinh, em ngày càng quý mến nó. Nhờ nuôi heo mà em đã ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung khi lũ lụt bên cạnh đó là mua được quyển sách “168 câu chuyện cổ tích hay”. Nuôi heo đất giúp em biết tiết kiệm hơn.