Dự đoán: 
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Lí giải sự khác biệt: Thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy, trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về 2 phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình.

- Nhận xét:

+ Để khắc họa tính cách, nhân vật kịch, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công.

+ Để miêu tả hành động kịch, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ kịch để miêu tả các hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật, tô đấm ự đối lập giữa 2 loại hành động này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Nhận thức của Hăm-lét: Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?

- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

1 tháng 2 2024

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

17 tháng 11 2021

Các bạn có thể tham khảo các dạng tin ngắn sau đây: 

  • Thư ngỏ

Các bạn lớp 11 Sử thân mến! 

Để tăng cường tính đoàn kết của tất cả thành viên trong lớp, cũng như cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập nâng cao hiệu quả việc học của chúng ta. Đưa tập thể 11Sử trở thành một tập thể xuất sắc. Ban chấp hành chi đoàn 11 Sử quyết định phát động một chương trình thi đua trong tháng mười này và đến hết năm học. Đó là chương trình Cùng tiến bộ với nội dung chương trình cụ thể như sau: Chúng ta cần thành lập một đội ngũ ban cán sự các bộ môn. Đó là những bạn học tốt về các môn học, các bạn này sẽ chịu trách nhiệm trong việc giải đáp những thắc mắc của các thành viên trong lớp, giúp đỡ những bạn học kém làm bài tập. Việc giải đáp thắc mắc sẽ được tiến hành đầu mỗi buổi học. Kết quả của chương trình này, sẽ được đánh gia thông qua kết quả học tập của mọi người ở cuối năm. 

Mọi thắc mắc của mọi người xin gửi về mail lớp là: 11sulamson@gmail.com

Lời cảm ơn!

17 tháng 11 2021

lên google chép cho nhanh bn à 

(1.0 điểm) Dựa vào văn bản và phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết trong các nhân vật Hăm-lét, Clô-đi-út, ai là nhân vật bi kịch? Vì sao? Bài đọc: HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU        Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.        Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt....
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Dựa vào văn bản và phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết trong các nhân vật Hăm-lét, Clô-đi-út, ai là nhân vật bi kịch? Vì sao?

Bài đọc:

HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU

       Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.

       Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luống hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

       Cả bọn vào.

       Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

       HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

       Một người giáo đầu ra.

       HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đầu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

       Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

       HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

       HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

       HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

       VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

       HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

       VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

       HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuồng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Bap-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kẻ lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

       Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

       HĂM-LÉT: [...] Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

       LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

       Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

       HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

       HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

       HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

       VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

       TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

       Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

       HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

       Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

       Để cho cái chú nai vàng

       Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

       Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

       Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

       Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trớ trêu, ta lâm vận bĩ, liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ […] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mến. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

       HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

       HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

       HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

       HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các ban nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

       [...] Pô-lô-ni-út ra.

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ.

       […]

       HĂM-LÉT: “Ngay bây giờ”, nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

       Tất cả vào trừ Hăm-lét.

       Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục toả tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư nguỵ. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

 (Trích Hăm-létWilliam Shakespeare tuyển tập tác phẩm, trang 224 – 234)

1. cừu: mối thù.

2. Nê-rông: vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là Agrippina.

3. Hư nguỵ: giả tạo.

       *Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau:

       Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho người yêu là Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói cho “những lời như kim châm dao cắt”, thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

       Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch.

0
(1.0 điểm) Lời thoại “Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy.” thể hiện nội tâm của nhân vật Hăm-lét như thế nào? Bài đọc: HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU        Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.        Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Lời thoại “Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy.” thể hiện nội tâm của nhân vật Hăm-lét như thế nào?

Bài đọc:

HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU

       Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.

       Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luống hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

       Cả bọn vào.

       Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

       HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

       Một người giáo đầu ra.

       HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đầu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

       Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

       HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

       HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

       HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

       VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

       HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

       VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

       HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuồng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Bap-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kẻ lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

       Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

       HĂM-LÉT: [...] Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

       LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

       Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

       HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

       HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

       HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

       VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

       TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

       Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

       HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

       Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

       Để cho cái chú nai vàng

       Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

       Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

       Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

       Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trớ trêu, ta lâm vận bĩ, liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ […] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mến. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

       HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

       HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

       HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

       HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các ban nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

       [...] Pô-lô-ni-út ra.

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ.

       […]

       HĂM-LÉT: “Ngay bây giờ”, nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

       Tất cả vào trừ Hăm-lét.

       Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục toả tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư nguỵ. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

 (Trích Hăm-létWilliam Shakespeare tuyển tập tác phẩm, trang 224 – 234)

1. cừu: mối thù.

2. Nê-rông: vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là Agrippina.

3. Hư nguỵ: giả tạo.

       *Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau:

       Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho người yêu là Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói cho “những lời như kim châm dao cắt”, thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

       Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch.

0
Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.