Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt đang sử dụng. Con người thường nghĩ rằng chẳng có gì nhiều bằng nước trên trái đất. Điều đó quả là một suy nghĩ thật sự vô cùng sai lầm. Bởi đúng là khoảng tám mươi phần trăm thế giới là nước, nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt. Nước ngọt chỉ chiếm 2.8% đó chỉ là một con số nhỏ. càng ngày, chúng ta không có nước sạch mà con người, động vật hay thực vật có thể dùng được. Nước ngọt đang dần trở nên khan hiếm hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Vậy mà môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải hóa học. Như vậy, chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
?