K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2021

Tham Khảo 

Cóc kiện Trời là một câu chuyện cổ tích Việt Nam, giải thích hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống mỗi khi cóc nghiến răng thì trời sắp mưa và nói lên khát vọng chinh phục, chiến thắng thiên nhiên của con người cổ đại.

Qua câu chuyện Sự tích con Cóc là cậu ông Trời còn khuyên chúng ta trong cuộc sống phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực thì sẽ vượt qua được mọi việc.

21 tháng 8 2016

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Có bao giờ bạn thử hỏi, hạnh phúc là gì hay chưa? Hạnh phúc của bạn có thể là những con điểm 10 tuyệt đối, những tấm giấy khen cuối năm,...Hoặc đối với một số người, hạnh phúc là có nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu bản thân, lo cho gia đình. Đôi khi hạnh phúc lại là có một người tri kỉ, một người thương sớm hôm hỏi han, làm động lực cho nhau mỗi khi mệt mỏi. Thì đúng, những điều đó cũng là hạnh phúc. Nhưng với tôi hạnh phúc lớn nhất không phải những thứ kể trên cũng chanqgr phải công việc cao quý, dấn thân nghệ thuật,...mà đơn giản chỉ là được ở cạnh em gái ruột của mình.

 

Em gái của tôi cũng như bao người con gái khác, có thể cũng giống em gái của các bạn thôi. Một khuôn mặt tròn, dễ thương, da trắng, nhưng dáng người nhỏ nhắn, xì-tai ăn mặc lại cực kì hiện đại, vô tình khéo léo và tháo vát. Có lẽ khi kể đến đây mọi người sẽ thốt lên "người em gái hoàn hảo", "em gái của năm" hoặc "em gái quốc dân" đúng không? Đúng thật là thế đó, em gái tôi có vô số những ưu điểm, những sự đáng yêu mà người khác mong muốn có được. Nhiều khi nhiều người bảo với tôi rằng : "Sao em gái mày đẹp thế mà mày lại xấu như vậy?", "Em mày đa tài thật còn mày thì sao Đạt?". Những câu nói có thể làm tổn thương người khác nhưng đối với tôi, nó còn như lời khen, thì ra em gái của mình quý giá đến như thế. Con bé có thể làm những việc mà nhiều người đàn ông chưa chắc làm được, chẳng hạn trang trí nội thất gia đình, sửa một số đồ dùng gia dụng,,..cũng có thể nấu những món ăn mới-độc-lạ nhưng đảm bảo an toàn, làm ti tỉ thứ đồ thủ công, có thể trang điểm cho người khác tuyệt đẹp,...Những thứ đồ tôi diện trên người cũng chính là những món tôi nhờ em gái mình đặt trên mạng, vừa tiết kiệm chi phí lại mang gu thời trang hợp thời, hợp tuổi, đi theo xu thế toàn cầu. Thật là một cô bé tài năng nhỉ?

Con bé có một sự vui tính nhất định, khi nhìn thấy hình dáng nó, khi nghe nó "đổi giọng" để giỡn với mọi người, người cô đơn cũng cảm thấy ấm lòng, người nhọc nhằn cũng cảm thấy nhẹ nhõm, người mệt mỏi cũng cảm thấy tràn trề năng lượng,..Đối với mọi người thì em gái tôi có một sự giao tiếp khéo léo, đáng yêu. Nhưng đối với tôi hay với những người trong gia đình, nhiều lần con bé to tiếng, nhiều lần em gái tôi có những hành động và cử chỉ "hỗn láo". Điều đó có làm các bạn nghĩ rằng út nhà tôi nó rất giả tạo?

 

Thật ra là không các bạn ạ, con bé luôn cố gắng trong mọi phương diện của cuộc sống. Tuy nhiên, là con người thì ai cũng "nhân vô thập toàn", không ai là hoàn hảo cả đúng không nào? Tôi biết mọi người nghĩ tôi đang bao che, bao biện với những hành động bất kính, bất hiếu của em gái mình. Nhưng mà...Thật ra đằng sau đó còn là một câu chuyện dài các bạn ạ. Gia đình tôi gồm 3 chị em, em gái tôi là con út. Sẽ thật bình thường nếu như cả ba chị em đều nhận trọn vẹn tình thương từ cả bố và mẹ. Nhưng chuyện đó lại không có đối với cả ba chị em, bố của chị hai tôi và mẹ tôi đã ly hôn sau khi chị tròn một tuổi, ba ruột của tôi cũng là ba ruột út nhà tôi đã mất khi con bé mới chỉ hơn hai tuổi. Và suốt mười bốn năm qua, mẹ tôi một mình nuôi nấng cả ba chị em ăn học những chúng tôi vẫn không hề thiệt thòi gì cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Phải chăng nếu có chút chạnh lòng là những khi thấy bè bạn có bố quan tâm thì chúng tôi lại phải nén cảm xúc vào trong thôi. Trái lại tình thương của ông bà nội, bà ngoại và mẹ lại đối với chúng tôi lại cực kì to lớn. Nhưng người ta nói, gia đình không có đàn ông thật khó là có thật, thú thật tôi cảm nhận mình chưa đủ lớn và trưởng thành với hai chữ "đàn ông". Mẹ tôi cũng sống như vậy hơn 10 năm rồi và cũng không ít người muốn sống cùng mẹ trong quãng đời còn lại. Ở độ tuổi 50, mẹ chắc chắn cũng rất cô đơn và cần một người bạn đời để chăm sóc nhau sau này, và rồi...mẹ tôi sống chung cùng một người đàn ông nữa. Nghịch lí là tôi và chị gái đều ủng hộ, em gái tôi thì không. Con bé có lẽ không ghét đàn ông những mà không muốn mẹ có người mới, con bé sợ tình cảm sẽ bị san sẻ, con bé sợ mẹ đẻ thêm em, con bé sợ rằng người đàn ông kia trong một phút nào đó sẽ không tốt với mẹ. Vô số những nỗi sợ ám ảnh lên con bé bởi lẽ đó mà gần hai năm qua, em gái tôi chuyển sang ngủ riêng, không còn ngủ với mẹ, khoảng cách giữa hai mẹ con xa hơn và dần có những chuyện to tiếng, hỗn láo. Con bé chưa bao giờ nói chuyện với người đàn ông mới của mẹ mặc dù bác ấy luôn quan tâm gia đình tôi, giúp đỡ tất cả mọi người và cũng có phần dễ gần. Nói thật thì vô số những nỗi sợ của em gái tôi cũng từng là những nỗi sợ của tôi, có khi tôi còn sợ nhiều hơn thế nữa,..Tuy nhiên, em gái tôi và mẹ đã nói chuyện với nhau nhiều hơn, đi chơi chung và cũng gần gũi hơn hẳn mặc dù giữa hai người dường như vẫn còn đâu đó cái khoảng cách vô hình khó tả.

 

Bé út nhà tôi đa tài vậy đó nhưng có mỗi cái đáng lo là lên lớp 10 rồi vẫn chưa biết đi xe. Hằng ngày, trên con xe của mình tôi vẫn chở em đi học và nhiều khi tôi bận thì mẹ đưa đón em đi học thêm. Tôi cũng đã trước ngưỡng cửa của kì thi Đại học, năm sau tôi sẽ xa nhà. Liệu hè này có tập xe kịp cho con bé hay không? Liệu năm sau mất bao lâu để tay lái em bé có thể vững vàng? Dù là người đi xe chưa phải gọi quá cứng, nhưng mà tôi chỉ cảm thấy yên tâm khi mình hoặc những người thân quen chở em gái tôi. Tôi sợ những người khác họ lạ đường, họ tay lái chưa cứng, họ không đáng tin,...Rồi nhiều phần tôi có ý muốn "gap year" (học đại học trễ một năm) để có thể kết nốt em gái với mẹ nhiều hơn, muốn đưa em đi học cho an tâm hơn và ở cạnh gia đình cùng em gái càng lâu càng tốt. Có thể mọi người nghĩ tôi đang đánh cược tương lai với một đứa nhỏ...

 

....Nhưng không, đối với tôi gia đình là quan trọng nhất, và em gái là một trong những sự ưu tiên hàng đầu. Có lẽ nhờ em gái năng động mà cuộc sống của tôi bớt tẻ nhạt. Tôi học được cách yêu thương và nhường nhịn người khác, cảm thấy bản thân mình to lớn hơn, có thể ở cạnh che chở làm chỗ dựa cho em gái. Hồi đó, nếu mẹ và ba kế hoạch hóa muộn hai năm, có lẽ bây giờ ngồi đây, tôi chẳng phải là một Thành Đạt vui vẻ, có lẽ bây giờ tôi chẳng có đứa em nào cả, chắc sẽ đáng tiếc lắm nhỉ? Vâng, sự tồn tại của em gái là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho tôi. Và được sống cùng con bé mỗi ngày như thế này thôi, đối với tôi đó là điều hạnh phúc nhất rồi.

 

(Trên là toàn bộ những gì có thật.)

5 tháng 5 2021

ĐIỀU GÌ KHIẾN EM HẠNH PHÚC?

 ''Hạnh phúc'' - hai từ nghe có vẻ khá xa xỉ với nhiều người đúng không ạ? Áp lực công việc, tiền bạc... khiến cho con người ta không còn thời gian, cảm xúc để nghĩ... đến hạnh phúc nữa. Đối với em, hạnh phúc lớn nhất là lúc được ở bên gia đình, được vui chơi cùng bạn bè hay đơn giản là được chia sẻ nỗi niềm cùng ''ai đó'' (ủa ai đó nhở?)

   Gia đình em cũng giống như những gia đình khác: Bố dạy ở trường cao đẳng, mẹ là giáo viên tiểu học và một đứa em gái kém 5 tuổi. Ai cũng nghĩ rằng, là giáo viên thì sẽ có nhiều thời gian cho gia đình hơn? Nhưng không, bố mẹ em rất bận rộn vì gia đình em còn kinh doanh thêm tại nhà để kiếm thêm thu nhập nữa, ngoài quản lí công việc, bố mẹ em còn phải lo cơm nước, nhà cửa để hai chị em có thể về nhà là có cơm ăn, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, đó là điều làm em cảm thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Đôi lúc em cảm thấy buồn vì bố mẹ lúc nào cũng công việc, công việc... mà không dành thời gian cho 2 chị em đi chơi, hay là việc bố mẹ rất khắt khe trong việc em đi đâu, làm gì, với ai... Ngày trước, em hay thắc mắc rằng: ''Sao bố mẹ cứ làm việc nhiều thế làm gì, cứ khắt khe với mình là gì ?'' Nhưng sau này, em mới hiểu rằng, bố mẹ làm việc vất vả, khắt khe với em cũng chỉ là muốn tốt cho hai chị em, để 2 chị em thích gì mua đó, để 2 chị em nên người. Nhiều người hay nói với bố mẹ em rằng: ''Nhà 2 con vịt giời sao không sinh thêm thằng con trai nữa?'' Bố mẹ em đều trả lời rằng: ''Con nào cũng là con, con gái mà tốt thì có chục thằng con trai cũng chả bằng''. Câu trả lời của bố mẹ làm em thấy bố mẹ yêu quý 2 chị em em đến nhường nào. Em chỉ mong bố mẹ luôn khỏe mạnh để ở bên cạnh hai chị em. Còn em gái em- 1 đứa mà nếu không biết thì sẽ tưởng là con trai. Bạn ấy hơn em ở khá nhiều mặt: tài năng, xinh xắn và thông minh hơn em. Hai chị em đôi khi ở nhà vẫn cãi nhau, không hòa hợp nhưng ra ngoài, em gái lúc nào cũng nhớ đến chị, mua gì cũng nhớ, ăn gì hay làm gì cũng nhớ... Đó là điều khiến em luôn coi bạn ấy là ''homie'' dù khoảng cách tuổi tác cũng xa. Đây là điều làm em hạnh phúc nhất trong suốt mười mấy năm qua và cũng là điều quan trọng nhất cả cuộc đời.

   Hạnh phúc chỉ là gia đình thôi chưa đủ, còn bạn bè nữa chứ. Em cảm thấy may mắn là ở cấp 2 có những đứa bạn thuộc kiểu ''cần gì con trai'' lúc nào cũng luôn hiểu và làm em cười, mặc dù đôi lúc em hay dỗi chúng. Lên cấp 3, tuy không còn học chung lớp, không còn nhiều thời gian chơi với nhau nhưng em nghĩ tình bạn sẽ không mờ nhạt và kỉ niệm sẽ không bao giờ nhạt phai. Đó là những ngày tháng và kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thanh xuân với em.

   Còn như em đã nói ở trên, ''ai đó'' cũng là người làm em cảm thấy yêu đời và hạnh phúc. Tuy cả hai không có nhiều thời gian cho nhau vì còn bận làm, bận học nhưng khi có chuyện lại luôn cố gắng lắng nghe, lo lắng cho nhau. Từ khi ''ai đó'' xuất hiện, em cũng đã thay đổi nhiều, biết lắng nghe, biết kiềm chế những cơn nóng giận hay là cái tính hay dỗi của mình. Cũng xin lỗi vì đôi khi mệt mỏi đã buông ra những lời làm ''ai đó'' buồn.

   Những điều làm em hạnh phúc chỉ có vậy, em cảm thấy mình thật sự may mắn khi có những người luôn động viên, yêu thương. Hi vọng hạnh phúc này sẽ kéo dài mãi mãi.

    Ngoài ra còn một tình yêu to lớn nữa là các các bạn tại Hoc24, cảm ơn các bạn đã luôn ở bên giúp đỡ và ủng hộ mình. Yêu thương <3

22 tháng 2 2016

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời

–    Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
–    Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế
–    Sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đó là một gia đình có truyền thống văn học
–    Bản thân
•    Sau khi tốt nghiệp khoa văn Nguyễn Khoa Điềm về quê hoạt động tích cực hoạt động cách mạng và văn nghệ; viết báo, làm thơ
•    Sau này ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
b.    Sự nghiệp
–    Tác phẩm tiêu biểu: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, thơ Nguyễn Khoa Điềm
–    Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ
–    Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình chính luận, thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu cảm xúc suy tư dồn nén
2.    Hoàn cảnh sáng tác Mặt đường khát vọng
–    Hoàn cảnh ở chiến khu Trị Thiên, 1971. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước
3.    Vị trí
–    Đất nước thuộc phần đầu của chương V trường ca mặt đường khát vọng nhưng được xem như một bài thơ trọn vẹn
4.    Bố cục: 2 phần
–    Phần 1: từ đầu đến muôn đời: cảm nhận chung về đất nước
–    Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân
II.    Đọc hiểu chi tiêts
1.    Cảm nhận chung về đất nước
a.    Đất nước có tự bao giờ

–    Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lối trò chuyện tự nhiên thân mật NKĐ đã phát hiện đất nước ở muôn mặt đời thường
–    Một đất nước có tự ngày xửa ngày xưa
–    Một đất nước bắt đầu từ miếng trầu giờ đã có bốn nghìn năm tuổi
–    Một đất nước lớn lên khi dân biết chồng tre đánh giặc
–    Đất nước là những hạt gạo một nắng hai sương, là tình cảm gừng cay muối mặn của cha mẹ
->    Như vậy nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
b.    Đất nước là gì?
–    Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
–    Thời gian được cảm nhận suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai. Đó là một đất nước thiêng liêng tư thời Lạc Long Quân và Âu Cơ và đến ngày nay có em và anh và mai này là đất nước của con chúng ta
->    Bốn câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với tất cả chúng ta, nó không phải là giáo lý mà nó chỉ là một lời khuyên chân thành. Chúng ta nên biết hóa thân cho dáng hình sứ xở làm nên đất nước muôn đời.

18 tháng 3 2016

- Sử dụng thi liệu văn hóa dân gian.

- Sử dụng thể thơ tự do giàu nhạc điệu, cảm xúc.

- Kết hợp chính luận - trữ tình.

- Sử dụng hàng loạt thủ pháp điệp: từ, ngữ, cấu trúc...

27 tháng 1 2019

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư

23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay ....   ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

11 tháng 5 2017

Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bóng và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng- ngẩng cao đầu mà sống, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.

+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.

Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bóng và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng- ngẩng cao đầu mà sống, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.

+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.

- Sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đá chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là những tác phẩm làm sống lại trong tâm trí người đọc trong phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam bộ suốt hai mươi năm trời. Là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào yêu nước với những hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp đẽ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những lãnh tụ của ngàn quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù (Văn tế Trương Định)...

+ Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca hào hùng mà thiết tha về lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa kính tài, trước sau một lòng, dù khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.

- Thơ Nguyễn Đình Chiểu có tính nghệ thuật cao

+ Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

+ Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.



30 tháng 11 2021

d,Truyền thuyết có tính kì ảo hoá