Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.
Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.
Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:
a, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, đau thương để chiến đấu lại kẻ thù xâm lược
- Đều là những con người sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, dân tộc
+ Tnú là người con của Xô- man, nơi từng người dân đều theo cách mạng, bảo vệ cán bộ, nơi có truyền thống đánh giặc
+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ
- Họ chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
+ Tnú chứng kiến vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, ma chết vì đạn giặc
→ Nhưng đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam
- Họ đều phẩm chất anh hùng, bất khuất, là con người Việt Nam kiên trung:
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị bắt được, tra tấn dã man vẫn công khai. Anh vượt trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé, trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc
- Chủ nghĩa anh hùng: thể hiện qua nhân vật (dân làng Xô- man), gia đình Việt Chiến.
b, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua sức sống bất diệt của người Việt
+ Dân làng Xô Man giống như xà nu kiên cường, bất khuất, tiếp nối nhau chống giặc ngoại xâm
+ Ông nội và cha mẹ đều bị giặc giết hại, chị em Chiến Việt xung phong đi lính chiến đấu thực hiện lí tưởng gia đình
→ Sự tiếp nối, kế thừa làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người, giúp họ chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn, đau thương, mất mát
c, Chất sử thi trong truyện ngắn: góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đề tài: Cuộc chiến đấu của dân tộc chống kẻ thù xâm lược
+ Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt trong kháng chiến chống Mĩ
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng chiến đấu
+ Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng
→ Hai truyện ngắn bản hùng ca thời đại đánh Mĩ
- Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
- Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
- Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
- Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
- Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
- Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
- Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
- Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
- Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
- Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
- Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
- Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
- Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
- Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
- Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
- Sai
- Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Một vài tập thơ tiêu biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)…
Đáp án: A
Giá trị nội dung của truyện ngắn Thuốc: Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).
Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.
Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820
Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Tác phẩm bằng chữ Hán:
Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
- Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
- Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
- Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
- Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Còn lại thì mình chịu=)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh
Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương và 65 Điều.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
Câu 2: Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Điều 4– Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Điều 13 – Luật Phòng cháy và chữa cháy
Câu 3: Hãy cho biết trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Lực lượng phòng cháy chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 5 – Luật PCCC và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Điều 43-Luật PCCC
Câu 4: Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định như thế nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 22-Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
- Điều 45-Luật PCCC
Câu 5: Hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy là:
1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra… để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là lực lượng nòng cốt tại địa bàn, cơ sở, được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, được trang bị kiến thức nghiệp vụ và hiểu biết về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại địa bàn, cơ sở, nhanh chóng đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ, tai nạn khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại.
3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu.
4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống.
Câu 6: Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 22/9/2015, Bộ Công an đã ký Quyết định số 5490/QĐ-BCA-X11 về việc xác định Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, ngày 4 tháng 10 năm 1961 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy.
- Ý nghĩa việc xác định ngày 04/10/1961 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy
ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy.
đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 55 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nói riêng, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống để ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng, hun đúc bản lĩnh kiên cường, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của mỗi CBCS lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, là dịp để đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy và đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Câu 7: Bốn điều dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 03/8/1966, trong thư khen gửi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 4 điều:
+ Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
+ Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
+ Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy.
+ Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.
Câu 8: Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy? (10 điểm)
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 2001 đã quy định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.
- Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
+ Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho toàn dân; huy động được đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích cho công tác phòng cháy và chữa cháy.
+ Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy là dịp để động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, cơ sở.
+ Ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy”. Đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; đồng thời là dịp tổng kết, đánh giá phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; kiểm điểm và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy vững mạnh.
Câu 9: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định được Bộ Công an quyết định thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định hiện nay?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 07/4/2015, Bộ Công an đã ký quyết định số 1725/QĐ-BCA về thành lập và quy định tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
- Tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định
+ Ban Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
+ Phòng Tham mưu.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật.
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 1.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 2.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 3.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 4.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 5.
Câu 10: Viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) cảm nghĩ hoặc kỷ niệm sâu sắc về tấm gương, hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gần dân, vì nhân dân phục vụ hoặc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới? Theo anh, chị có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này. (tự trình bày)
Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B