Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
...Có ba loại bạch cầu hạt, được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của từng loại hạt, đó là:
Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil)
Bạch cầu ái kiềm (basophil)
Bạch cầu ái toan (eosinophil)
Tham khảo
Bạch cầu trung tính (Neutrophil) là một loại bạch cầu phổ biến được tạo ra bởi tủy xương và có chức năng quan trọng là thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể.
Bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu trong suốt có trong tế bào máu, có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Bạch cầu mono còn có trong các mô trong cơ thể nhưng có nhiều nhất ở lách, trong mạch bạch huyết và trong các hạch.
*bạch cầu:
- chức năng: chức năng miễn dịch
*tiểu cầu:
- chức năng: chống đông máu do chứa heparin, tham gia quá trình đông máu do giải phóng photpholipid và thromboplastin ( yếu tố III tiểu cầu ko phải là yếu tố đông máu), hình thành cục máu đông, tổng hợp protein và lipid
* Bạch cầu trung tính:
– Phân bố: Có ở các mô tế bào ѵà cơ thể
– Chức năng: Thực bào vi khuẩn sinh mủ
* Bạch cầu lympho:
– Phân bố: bắt đầu từ các tế bào gốc vạn năng, ở lách, hạch bạch huyết ѵà mô liên kết
– Chức năng: Miễn dịch tế bào
Tham khảo
Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,... Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.
Tham khảo:
Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,... Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.
- Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành ‘nút chặn vết hở’.
- Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
- Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ "ghi nhớ” để nếu lần sau "nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.
- Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.
Có những loại bạch cầu:
- Bạch cầu hạt trung tính
- Bạch cầu hạt ưa acid
- Bạch cầu hạt ưa base
- Bạch cầu mono
- Bạch cầu lympho
Chức năng của các loại bạch cầu:
- Bạch cầu hạt trung tính:Tiêu diệt vi khuẩn,chống viêm nhiễm,xử lý các mô trong trường hợp bị tổn thương
- Bạch cầu hạt ưa acid:Khử độc các protein và các chất lạ trước khi chúng gây hại đến cơ thể
- Bạch cầu hạt ưa base:Chúng giữ một vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng
- Bạch cầu mono:Bảo vệ và đẩy lùi các tác nhân gây hại,khởi động quá trình sản xuất kháng thể
- Bạch cầu lympho:
+ Bạch cầu lympho T:nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng
+ Bạch cầu lympho B:sản xuất tạo ra các kháng thể
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó
Có 2 loại miễn dịch:
- Miễn dịch tự nhiên
- Miễn dịch nhân tạo
Các loại bạch cầu và chức năng.
- Bạch cầu limpho: chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
- Bạch cầu mono: bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
- Bạch cầu trung tính: thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể.
- Bạch cầu ưa axit: giúp cơ thế chống đỡ ký sinh trùng.
- Bạch cầu ưa kiềm: giải phóng heparin vào máu (một chất chống đông máu), và cũng có thể lấy đi những hạt mỡ sau một bữa ăn nhiều mỡ.
Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân nhân tạo.
-hồng cầu ; vận chuyển oxi và đào thải chất cacbonic
-tiểu cầu :có vai trò trong sự trong máu
-bạch cầu: bảo vệ virut vi khuẩn không xâm nhập cơ thể
Trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể, mỗi loại bạch cầu có một cấu trúc gắn liền với tính năng và nhiệm vụ khác nhau:
Bạch cầu hạt trung tính: Tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ do bạch cầu trung tính có khả năng vận động và thực bào rất mạnh.
Bạch cầu hạt ưa acid: Chức năng chủ yếu là khử độc các protein và các chất lạ do trong các lysosome chứa các enzyme như oxidase, peroxidase và phosphatase.
Bạch cầu hạt ưa base: là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
Bạch cầu lympho: Có hai loại là bạch cầu lympho T và bạch cầu lympho B.
Bạch cầu lympho T : bạch cầu Lympho T sau khi được hoạt hóa sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng một chất gọi là lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.
Bạch cầu lympho B có vai trò sản xuất ra kháng thể.
Bạch cầu mono: có kích thước lớn, tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Các đại thực bào này sẽ ăn các phân tử các phân tử có kích thước lớn, các mô hoại tử, do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu mono còn đóng vai trò quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng thể.