Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành phần hóa học:
- ADN: C, H, O, N, P
- ARN: C, H, O, N, P
- Protein: C, H, O, N, P, S,... Cấu trúc: ADN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Gồm 2 mạch kép song song xoắn ngược chiều nhau. - Các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, các nu trên 2 mạch liên kết với với nhau bằng liên kết Hidro. ARN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, U, G, X - Gồm 1 mạch, các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, và có một số đoạn bổ sung cho nhau bằng liên kết Hidro. - Có 3 loại ARN: tARN, rARN và mARN. Protein: Nguyên tắc đa phân, - Đơn phân là các axit amin. - Có cấu trúc không gian đa dạng, tùy vào mỗi loại. - Có thể gồm nhiều chuỗi axit amin cấu tạo nên. Quá trình nhân đôi ADN: Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. ... Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ. Quá trình tổng hợp ARN : Diễn biến: – Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn. – Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tác liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G. – Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin. + Nguyên tắc: Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu. Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X, và X với G. -> Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN Quá trình tổng hợp protein : Quá trình tổng hợp Protein diễn ra qua 2 giai đoạn: - Phiên mã (Tạo phân tử mARN) - Dịch mã (sinh tổng hợp Protein) + Khởi đầu: *Tiểu đơn vị bé của Riboxom bám vào mARN ở vị trí mở đầu *Phức hệ tARN-aa mở đầu gắn với mARN ở vị trí khởi đầu *Tiểu đơn vị lớn gắn với tiểu đơn vị bé của Riboxom tạo Riboxom hoàn chỉnh + Kéo dài: *Riboxom dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN *Phức hệ tARN-aa1 gắn vào mARN theo nguyên tắc bổ sung * Tạo liên kết giữa aa mở đầu với aa1 ...Riboxom tiếp tục dịch chuyển + Kết thúc: Riboxom dịch chuyển đến vị trí bộ ba cuối cùng trên mARN, tách khỏi mARN. Chuỗi Polypeptit hoàn thiện Tách aa mở đầu khỏi chuỗi Polypeptit để tạo Chuỗi Polypeptit hoàn chỉnh Chuỗi Polypeptit biến đổi cấu trúc không gian tạo phân tử Protein mang hoạt tính sinh học
Đại phân tử | Cấu trúc | Chức năng |
ADN (Gen) | - Chuỗi xoắn kép - Gồm 4 loại Nu: A, G, T, X - Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị - Các nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng lk Hidro theo NTBS | - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền |
ARN | - Chuỗi xoắn đơn - Gồm 4 loại nu: A, U, G, X - Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị | - Truyền đạt thông tin di truyền -Vận chuyển aa - Tham gia cấu trúc Riboxom |
Protein | - Một hay nhiều chuỗi xoắn đơn - Gồm 20 loại axit amin - Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit | - Thành phần cấu trúc tế bào - Xúc tác và điều hòa quá trình TĐC. Bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể - Vận chuyển cung cấp năng lượng |
Tham khảo
ADN ARN và Protein có các điểm giống như như sau:
+ Được cấu tạo là các đơn phân theo nguyên tắc đa phân.
+ Đều có kích thước và khối lượng lớn, đều tham gia vào quá trình hình thành tính trạng.
+ Có cấu trúc dạng mạch xoắn.
+ Cả ADN ARN và Protein đều có liên kết hóa học giữa các đơn phân.
+ Các đơn phân đều có đặc trưng sắp xếp, có thành phần và số lượng nhất định.
+ ADN ARN và Protein đều là thành phần hóa học cấu tạo nên nhiễm sắc thể.
Đọc bài viết hữu ích: Đừng chủ quan với bệnh tan máu huyết tán Thalassemia
So sánh ADN ARN và Protein có những điểm khác nhau như thế nàoNếu nói về điểm khác nhau, chúng ta nên phân biệt cả về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Protein để hiểu rõ hơn về bản chất của chúng:
#1 Cấu tạo và chức năng của ADNADN được cấu tạo từ các nguyên tử C, H, O, N, P, đều có kích thước và khối lượng lớn, được tạo thành từ các nucleotit đơn phân. Có 4 loại nucleotit cấu tạo AND là A, T, G, X, gồm có 2 mạch xoắn song song với nhau.
ADN có liên kết H giữa các mạch đơn và liên kết Đ-P giữa các nucleotit. Chức năng của ADN chính là nơi lưu giữ thông tin di truyền.
#2 Cấu tạo và chức năng của ARNARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tử C, H, O, N, P nhưng chúng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn phân tử ADN. Đơn phân của ARN cũng là các nucleotit nhưng được cấu tạo từ 4 loại A, U, G, X, cấu trúc ARN chỉ gồm 1 mạch xoắn, không có liên kết H và có liên kết Đ-P giữa các nucleotit. Chức năng của ARN là bản sao của gen, mang thông tin quy định của Protein tương ứng.
#3 Cấu trúc và chức năng của ProteinProtein được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N và có kích thước và khối lượng nhỏ hơn cả ADN và ARN. Đơn phân của Protein là các axit amin, gồm 20 aa và 4 bậc cấu trúc. Đồng thời, Protein cũng tồn tại liên kết peptit giữa các axit amin.
Chức năng của Protein trong cơ thể chính là cùng với môi trường biểu hiện thành tính trạng.
ADN hay ARN, Protein đều có chức năng khác trong trong cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật, ADN quyết định cấu trúc di truyền và việc đi xét nghiệm ADN chính là biện pháp hiệu quả nhất để giám định các mối quan hệ huyết thống, các bệnh liên quan đến gen và các bệnh lý di truyền, bệnh bẩm sinh.
- Prôtêin và ADN là hai thành phần cơ bản cấu trúc nên nhiễm sắc thể, trong nhiễm sắc thể ADN và prôtêin có tỉ lệ tương đương. Prôtêin liên kết với các vòng xoắn của ADN giữ cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền trên ADN được điều hoà.
- Prôtêin của ADN tổ hợp với nhau tạo nên chất nhiễm sắc hình thành nhiễm sắc thể. Phân tử ADN quấn quanh một khối hinh cầu dẹt (gồm 8 phan tử prôtêin híton) tạo nên nuclêôxom. Các nuclêôxôm nối với nhau bằng các đoạn ADN dài 15-100 cặp nuclêôtit và một phân tử prôtêin histon. tổ hợp ADN với histon trong chuỗi nucleôxom tạo thành các sợi cơ bản.
- Ở tế bào có nhân ribôxôm gồm có một hạt lớn và một hạt bé. Hạt lớn gồm 45 phân tử prôtêin và 3 phân tử rARN. Lúc tổng hơp prôtêin hai hạt này liên kết với nhau, tiếp xúc với mARN và chuyển dịch từng bước trên mARN để thực hiên quá trình dịch mã.
- Cấu trúc hoá học ADN quy định cấu trúc hoá học của prôtêin (trình tự phân bố các nuclêôtit tren ADN quy định trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin)
- ADN là khuôn mẫu tổng hợp mARN từ đó quy định cấu trúc prôtêin
- ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc mang thông tin về một loại prôtêin.
- Prôtêin ức chế được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen điều hoà gắn vào gen vận hành cản trở hoạt động của enzim phiên mã, do vậy gen cấu trúc được duy trì ở trạng thái không hoạt động.
-Prôtêin tham gia toạ nên các enzim tham gia vào tổng hợp ADN, ARN, prôtêin- Prôtêin còn tham gia tạo nên các yếu tố mở đầu, kéo dài, kết thúc quá trình sinh tổng hợp prôtêin tù bản phiên mã mARN.
- Prôtêin tạo nên thoi tơ vô sắc, các dây tơ nối với các nhiếm sắc thể ở tâm động, đảm bảo cho sưn phân li nhanh và chính xác ổn đinh vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
ADN | ARN (thường là mARN) |
- Có 2 mạch xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng, ngược chiều kim đồng hồ | - Có 1 mạch đơn |
- Có 4 loại nu : A,T,G,X | - Có 4 loại rbnu : A,U,G,X |
- CTHH : \(C_5H_{10}O_4\) | - ... \(C_5H_{10}O_5\) |
- Gen có khả năng tự sao, sao mã | - mARN trực tiếp giải mã |
- Đa số gen nằm trong nhân tb | - mARN ra tế bào chất để giải mã |
- Gen đột biến -> mARN thay đổi -> Protein thay đổi -> Tính trạng sinh vật thay đổi | - mARN bị phân hủy ko làm thay đổi vật chất di truyền, không tạo biến dị |
Cấu trúc ADN:ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.
Điểm khác : ADN là cấu trúc trong nhân, các mạch liên kết theo quy tắc bổ sung A với T, G liên kết với X. ARN chỉ gồm một mạch polynucleotit, mạch này thẳng hay xoắn với số lượng ít hơn ADN lên đến hàng nghìn đơn phân. 4 đơn phân chính cấu thành ARN là:A, U, G, X; liên kết với nhau tại các điểm xoắn, A liên kết với U, G với X.
ARN đc tổng hợp dựa trên nguyên tắc : - Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim. - Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.
mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein, có vai trò truyền đạt thông tin và cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:
+ Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
+ Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:
A = T, G = x=> A + G = T + X
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:
+ Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
+ Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:
A = T, G = x=> A + G = T + X
Trong SGK và phần bài học thầy cô cho ghi có bạn nhé
Protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản.
Cấy trúc xoắn alpha-helix với liên kết hydro (các điểm màu vàng)Cấu trúc bậc 1: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm cacboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.
Cấu trúc bậc 2 là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin, Collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein hình cầu có nhiều nếp gấp β hơn.
Cấu trúc bậc 3: Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm -R của cystein có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của prolin cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hyđro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu.
Cấu trúc bậc 4: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro.