K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2016

+đẩy mạnh khhgđ,để giảm tỉ suất tăng

+phân bố lại dân cư và lđ

+đa dạng hóa hđkt ở nông thôn

+phát triển công nghiệp,dịch vụ ở thành thị

+đa dạng hóa các loại hình đào tạo,đẩy mạnh hương nghiệp,dạy nghề và giới thiệu việc làm.

+đẩy mạnh xuất khẩu lao động

29 tháng 12 2016

* Các biện pháp giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay là :

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng vừa tạo thêm việc làm mới

- Đẩy mạnh KHHGĐ và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Nền nông nghịêp nước ta chuyển dần từ tự cung tự cấp thành một nền nông nghiệp hàng hoá, thâm canh và chuyển canh. Các ngành nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển. Công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh. Như vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải quyết

- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động cũng là nhuẽng hướng đào tạo khả năng giải quyết việc làm

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm, giúp cho người lao động tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc làm

21 tháng 1 2017

1,- Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

- Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.

2,



21 tháng 1 2017

2,

Việc làm là một vấn đề kinh tế-xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

Những năm qua, nước ta tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:

-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

-Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

-Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

-Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.



30 tháng 9 2016

 Thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.

Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.

Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...

Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.

Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

28 tháng 1 2018

- Ý nghĩa: tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm.

- Diễn giải: nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hóa các ngành nghề cho nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hóa, hiện đại hóa.

13 tháng 12 2021

TK

 - Nguồn lao động  vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

14 tháng 12 2021

  Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta:

   +Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn nước ta.

   + Tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao.

   + Vấn đề việc làm gây sức ép lớn đến nền kinh tế của nước ta

23 tháng 10 2023

Tham khảo :

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

3 tháng 12 2018

- Tích cực: tạo ra nhiều việc làm.

- Gián tiếp: đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.

1 tháng 3 2016

- Phân bổ lại dân cư, lao động.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề.

 

1 tháng 3 2016

Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:

– Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.

– Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.

Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:

– Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.

– Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.

 Những biện pháp khác

– Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.

– Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.

– Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.

– Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

– Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

– Hạn chế tăng dân số.

– Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

– Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.

1 tháng 3 2016

 

- Phân bổ lại dân cư, lao động.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề

23 tháng 1 2019

Trả lời: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Sống chung với lũ. Đây là biện pháp giúp khai thác các nguồn lợi từ lũ (phù sa, nguồn lợi thủy sản). Hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ÔNMT, dịch bệnh).

Đáp án: A.