K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2021

I. LẬP DÀN Ý

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

- Tự học là gì?

+ Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục.

+ Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

2. Chứng minh

- Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập.

+ Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới.

+ Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách.

- Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

3. Bình luận

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú.

- Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác.

- Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". 

- Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 

II, Bài văn tham khảo

Bàn luận về phép học, Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong mùa covid 19 hiện nay. Hơn hết, học là quá trình tích lũy kiến thức sâu rộng, đòi hỏi người học phải có một tinh thần học tập tốt mà tiêu biểu là tính tự giác trong học tập. Chính vì vậy, tự học là một vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm.

Vậy tự học là gì? Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục. Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập. Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới. Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ trong bất kì một hoàn cảnh nào. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

Thật vậy, tự học là con đường ngắn nhất giúp bạn chinh phục ước mơ. Hãy không ngừng rèn luyện và phê phán những kẻ lười nhác như con ốc sên

Dàn ý:

Mở bài:Trong mùa dịch bệnh này ý thức tự học là điều mà mỗi học sinh đều phải có để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Thân bài:Ta phái nêu ra ý nghĩa của tinh thần tự học,thế nào là tinh thần tự học ?

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.

Từ ý trên ta thấy tự học có ý nghĩa rất quan trọng.

- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Đất nước ta đang rất khó khăn vì dịch bệnh nên chúng ta cần có ý thức tự học,tự giác,miệt mài để các kiến thức không bị lãng quên đến khi đi học lại có thể dễ dàng tiếp thu.

Kết bài:

- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

 

 

 

                                                   Bài làm

    Như các bạn cũng đã biết dịch bệnh giờ đây đã quay trở lại nên các bạn cũng nên có ý thức tự học để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

    Các bạn biết rồi đấy tinh thần tự học là ý thức rèn luyện tích cực để thu nhận thêm kiến thức  và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.Ta phải học mới thấy được ý nghĩa của việc học tập,khi học bài ta cần nắm được các khuyết điểm của bản thân để sửa chữa.Đến một lúc nào đó khi dịch bệnh qua đi ta lại đến lớp lúc đó ta có thể dễ dàng vẫn dụng các kiến thức đã ôn trước.

     Em cũng sẽ cố gắng,nỗ lực hơn thật nhiều để vượt qua giai đoạn này,mong sao các bạn học sinh sẽ có ý thức tự học và làm bài ở nhà để cùng với đất nước đi qua giai đoạn này.

 

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

 

17 tháng 6 2021

Tham khảo

"Học sinh cần nâng cao ý thức tự học". Học hành luôn là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một phương pháp đúng đắn nhất. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Nhưng quan trọng nhất, những phương pháp học ấy phải phù hợp với bản thân mỗi người. Từ đó, mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Chắc hẳn, chúng ta sẽ không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học trong cuộc sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Đó quả thật là những tấm gương quý giá cho những học sinh như chúng tôi. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng… Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

hok tốt !
^_^

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

19 tháng 11 2024
I. Mở bài:
  1. Giới thiệu về đại dịch và tác động của nó:

    • Nêu khái quát về đại dịch và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với xã hội, đời sống con người.
    • Chỉ ra rằng trong khó khăn, hoạn nạn, chính tình người, sự sẻ chia và lòng nhân ái đã làm vơi đi nỗi đau và giúp con người vượt qua thử thách.
  2. Giới thiệu câu chuyện sẽ kể:

    • Đề cập đến một câu chuyện cảm động mà em chứng kiến hoặc nghe kể, trong đó thể hiện rõ tình người trong đại dịch.
    • Khơi gợi sự chú ý và cảm xúc của người đọc, chuẩn bị cho phần thân bài.

Ví dụ mở bài:

Đại dịch COVID-19 đã mang đến những thử thách lớn lao cho toàn nhân loại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những lúc khó khăn nhất, tình người lại chính là ngọn lửa sưởi ấm, giúp chúng ta vượt qua. Hôm nay, tôi muốn kể lại một câu chuyện về tình người trong hoạn nạn, mà tôi đã chứng kiến trong chính đại dịch này – một câu chuyện về lòng tốt và sự sẻ chia trong thời điểm đầy gian khó.

II. Thân bài:
  1. Kể câu chuyện về tình người trong đại dịch:

    • Giới thiệu hoàn cảnh, sự kiện:
      • Miêu tả về tình hình đại dịch và hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà nhân vật chính (hoặc những người trong câu chuyện) gặp phải.
      • Ví dụ: Các bệnh viện quá tải, người dân bị cách ly, nhiều người mất việc làm, khó khăn trong việc kiếm sống…
    • Những hành động thể hiện tình người:
      • Kể về những người đã giúp đỡ, sẻ chia với cộng đồng trong thời gian đại dịch.
      • Ví dụ: Người bác sĩ không quản ngại khó khăn để cứu chữa bệnh nhân, người dân tự nguyện ủng hộ vật phẩm cho những người nghèo, những tổ chức từ thiện hỗ trợ tiền bạc, thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn.
    • Cảm xúc và suy nghĩ của em về tình người trong câu chuyện:
      • Em cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn trong cộng đồng.
      • Những hành động này không chỉ giúp người nhận mà còn làm ấm lòng người cho đi.
  2. Ý nghĩa của câu chuyện:

    • Tình người trong đại dịch là nguồn động viên lớn lao, làm giảm bớt sự lo âu, căng thẳng của mọi người.
    • Nó thể hiện sức mạnh của lòng nhân ái, sự đoàn kết và sẻ chia trong hoạn nạn, qua đó làm nổi bật giá trị của tình người trong cuộc sống.
III. Kết bài:
  1. Tóm tắt lại câu chuyện và những suy nghĩ của em:

    • Nhắc lại ý nghĩa của tình người trong đại dịch, nhấn mạnh những hành động nhân ái, sẻ chia mà em đã chứng kiến.
    • Đưa ra nhận xét về giá trị của tình người trong những thời khắc khó khăn nhất.
  2. Khẳng định thông điệp về tình người:

    • Trong đại dịch, tình người chính là ánh sáng giúp mọi người vượt qua bóng tối của hoạn nạn, là yếu tố quyết định khiến xã hội mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.
    • Lời kêu gọi mọi người tiếp tục đoàn kết, sẻ chia và giúp đỡ nhau trong những thời điểm khó khăn.

Ví dụ kết bài:

Từ câu chuyện về tình người trong đại dịch, tôi nhận ra rằng dù thế giới có bao nhiêu thử thách, khổ đau, thì tình thương giữa con người với con người luôn là nguồn sức mạnh vô giá. Những hành động tử tế, những cử chỉ quan tâm, dù là nhỏ bé, nhưng lại có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng, nếu tất cả chúng ta biết yêu thương và sẻ chia, thì dù là trong đại dịch hay bất kỳ hoàn cảnh nào, tình người sẽ luôn chiến thắng, giúp chúng ta vững vàng bước tiếp.

4o mini
20 tháng 3 2020

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

23 tháng 4 2023

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

11 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

 

b) Thân bài

* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)

+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

 

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

+ Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

+ Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

+ Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ

 

→ Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc

* Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả

- Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người.

+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.

→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.

* Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế

- Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

+ Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế

+ Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích

c) Kết bài

- Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

- Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

 

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời nhà thơ Thanh Hải

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc

II. Thân bài

1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980- lúc này đang là mùa đông)

 

    + Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

    + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

    + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

    + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

    + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”

→ Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm sung”, “người ra đồng”

    + Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

 

    + Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

    + Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

    + Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

    + Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

    + Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ

→ Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc

3. Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả

- Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

    + Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người

    + Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc

 

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

    + Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

    + Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung

→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình

4. Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế

- Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

    + Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế

    + Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích

III. Kết bài

- Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

- Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả