K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

Khái niệm: Từ đơntừ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

19 tháng 10 2017

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

Cuộc sống hiện tại của chúng ta đã khác xưa rất nhiều: có nhiều tiện nghi, máy móc hỗ trợ, có nhiều cơ hội để làm việc, mở mang kiến thức giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phải chăng vì thế rất nhiều người đã đánh mất 1 triết lý sống quan trọng: "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn". Tôi thấu hiểu 1 điều rất đơn giản của nhân tính: khi đạt được ham muốn này, 1 ham muốn khác sẽ xuất hiện khiến cho con người ta không ngừng nỗ lực làm việc, thậm chí bất chấp mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Tiền tài, danh vọng là những thứ ai cũng theo đuổi, không ai muốn mình có 1 địa vị thấp kém trong xã hội. Nhưng nếu sống chỉ là để làm việc thì thật là vô vị, giống như 1 tờ giấy trắng không được tô vẽ. Đôi khi chúng ta phải "Sống chậm lại” để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống, ngẫm lại những gì mình đã trải qua. “Nghĩ khác đi” về những gì xung quanh, những khía cạnh khác của cuộc sống, xem rằng mình còn thiếu gì và bổ xung, trau dồi. “Yêu thương nhiều hơn” và quan tâm tới những người xung quanh, “thương người như thể thương thân” thật vậy, khi chúng ta trao đi sẽ được nhận lại. Từ những gì đã nói, tôi thấy quan điểm này nên được giới trẻ đón nhận nhiều hơn.

mn góp ý vs! viết văn gà nhưng ko cop mạng đâuthanghoa!

2 tháng 5 2017

hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

28 tháng 10 2017

1.Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc , ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.

– Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.

2. Thân bài

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– > Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa

– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu

+ Dẫn chứng những câu ca dao tục ngữ

– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến

+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha

=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

+Chữ nghĩa. Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía

  • Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được chọn vẹn
  • Mối tình với Thúc Sinh Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
  • Mối tình với Từ Hải một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan

3. Kết bài

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.

28 tháng 10 2017

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.
-Còn lại bạn tìm thêm dẫn chứng và tự suy nghĩ làm nhé, mà nghĩ hè rồi còn làm nộp nữa à, tui nghĩ chắc bạn sắp thi tuyển sinh lớp 10 đúng không, năm nay thì không biết thế nào chứ môn văn năm ngoái tui thi tuyển sinh bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đấy.

29 tháng 8 2017
Câu chuyện khi Người ở Pác pó


Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

2 tháng 5 2018
  • Mở bài:

Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.

Đó là một bài thơ mà tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Điều ấy đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:

“Người đồng mình….nghe con”

  • Thân bài:

Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.

Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.

Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết: “thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ“thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.

Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.

Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.

Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.

Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:

“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”

Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.

Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.

Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.

Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:

“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.

Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.

Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con”nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

  • Kết bài:

Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.

24 tháng 4 2017

trước hết bạn nêu lời tâm tình 1 rồi sau đó nêu lời tâm tình 2 rồi kết đoạn => kết bài

1 tháng 3 2017

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.

Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…

Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.

Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.

Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.

Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.

Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.

Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.

Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.

Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…

Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…


Tham khảo thôi nhé đừng nên chép giống nhé bạn

1 tháng 3 2017

ukm, mk cảm ơn bạn nkahihivui

27 tháng 10 2017

Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi cùa Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của nhửng người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:

Những chiếc xe trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua của kính vỡ rồi.

Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.

Và nếu như trong Đồng chí: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.

Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ. Để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.


27 tháng 10 2017

Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. Đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người lính mỗi thời kì lại có những nét tương đồng và khác biệt, nên những bài thơ trong mỗi thời kì cũng khắc hoạ hình ảnh hai người lính khác nhau, mà tiêu biểu là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Sự khác biệt đầu tiên của họ là hoàn cảnh chiến đấu và xuất thân. Những vần thơ của bài “Đồng chí” được Chính Hữu dùng ngòi bút của mình viết nên vào tháng 5.1948. Đây là những năm tháng đầu tiên giặc Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau cách mạng tháng 8, nên cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, nhất là đối với hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Hiểu được nỗi đau của dân tộc, những người nông dân nghèo ở mọi nẻo đường đất nước đã bỏ lại sau lưng ruộng đồng, “bến nước gốc đa” để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Khác với Chính Hữu, Phạm Tiến Duật – một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho ra đời “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ “yêu nước”.

Và vì hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nên dẫn đến lí tưởng chiến đấu và ý thức giác ngộ cũng không tránh khỏi khác nhau. Trong bài “đồng chí", nhận thức về chiến tranh của người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc. Họ chỉ biết chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, giành lại tự do, giành lại quyền làm người mà thôi. Trong tim họ, tình đồng chí đồng đội là món quà thiêng liêng, quý giá nhất mà họ nhận được trong suốt quãng thời gian dài cầm súng.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Còn trong thời chống Mĩ, khái niệm về tinh thần yêu nước, thống nhất nước nhà đã khắc sâu vào tâm trí mỗi con người nơi chiến khu. Họ hiểu được điều ấy là vì giai đoạn này, khi miền Bắc đã đi vào công cuộc xây dựng CNXH thì miền Nam lại tiếp tục chịu đựng khó khăn bởi sự xâm lược của đế quốc Mĩ. Và “thống nhất” trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của dân tộc ta. Trong trái tim chảy dòng máu đỏ của người Việt Nam, những người lính Trường Sơn mang trong mình tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền Nam cùng tình đồng chí đã hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp.

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Thật thiếu sót nếu như so sánh hai bài thơ mà không nói về vẻ đẹp của chúng. “Đồng chí” là hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hoà huyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt và chia sẻ giữa những người bạn với nhau. Còn “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là sự khắc hoạ nổi bật của nét trẻ trung, tinh thần lạc quan, dũng cảm với tinh thần yêu thần yêu nước rừng rực cháy trong tim. Khát vọng và niềm tin của họ được gửi vào những chiếc xe không kính, thứ đưa họ vượt dãy Trường Sơn thẳng tiến vì miền Nam yêu dấu.

Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kì nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân bỗng quặng thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Người lính chống Mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vươn nơi mái trường, là sự nuốc tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.

“Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

Bàn về nghệ thuật của hai bài thơ, ta không khó để thấy rằng chúng có nét khác biệt tương đối rõ ràng. Chính Hữu dùng bút pháp lãng mạn, xây dựng trong thơ của mình biểu tượng nên thơ của tình đồng chí: “đầu súng trăng treo”. Cảm hứng dâng trào lên rồi lại lắng đọng trong tâm hồn, hoá thành hình ảnh của chiến đấu và hoà bình, mang đến cho đời một bài thơ đầy chất trữ tình nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ngược lại, Phạm Tiến Duật xây dựng hình ảnh người lính bằng những gì có thực trong cuộc sống chiến đấu gần gũi nhất: “xe không kính”. Hình ảnh thơ này thật sự quá độc đáo, khiến người đọc nhiều lần ngỡ ngàng vì sự phá cách và nét đơn giản nhưng cũng ngập tràn chất thơ của “bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Nhưng dù khác nhau từ hoàn cảnh, xuất thân cho đến lí tưởng chiến đấu, họ vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: chiến đấu vì hoà bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở để vững bước đến tương lai được dựng nên bởi tình đồng chí. Dù biết rằng trong cuộc chiến một sống một còn ấy, đã có không ít những người phải hi sinh, nhưng đó lại là động lực lớn hơn chắp cánh cho ước mơ của những người chiến sĩ bay xa, bay cao. Hình tượng người lính ở hai thời kì đều chất chứa những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu quý.

Nói tóm lại, người lính mãi mãi là biểu tượng tươi đẹp và sinh động nhất của chiến tranh, dù là thời kì chống Pháp hay chống Mĩ. Họ hiện lên quá đỗi gần gũi và thân thương, với nghĩa tình đồng đội ấm áp đã, đang và sẽ mãi mãi ấp ủ trong trái tim. Họ là những cây xương rồng rắn rỏi, cố gắng vươn lên giữa xa mạc mênh mông khô cằn. Họ là ngọn đèn thắp sáng con đường của quê hương chúng ta, đưa đất nước đi đến hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.

26 tháng 9 2017

Truyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm đề cập tới số phận đầy bị kịch của người phụ nữ ở dưới chế độ phong kiến,thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương . Vũ Nương là một người phụ nữ sinh ra trong một tầng lớp bình dân thùy mị và nết na, có tư dung tốt đẹp. Không những thế, nàng còn là một người vợ chung thủy ,là người con dâu hiếu thảo và là một người mẹ có tình yêu con vô bờ bến. Tất cả những điều đó cho thấy Vũ Nương là nhân vật điển hình đại diện đầy đủ nhất những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đó là công,dung,ngôn,hạnh . Nhưng rồi chỉ vì một lời nói ngây thơ hồn nhiên của đứa con mà Trương Sinh đã nghi ngờ nàng thất tiết, buộc nàng phải chọn con đường cùng để giữ gìn phẩm hạnh cho mình giải oan.

Truyện đã phả ánh một cách rõ nét về người phụ nữ xưa, phản ánh xa hội phong kiến xưa với những bất công, với lí do quan niệm trọng nam khinh nữ. Để cho Trương Sinh chà đạp lên nhân phẩm ấy, xét về mức độ quan hệ gia đình thì đó là sự gen tuông mờ quáng còn xét về mặt xã hội thì sự gen tuông của Trương Sinh là hệ quả của cả một tính cách, một sản phẩm của xã hội phong kiến đương thời lúc đó. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương đó là do xã hội phong kiến, một xã hội bất công

27 tháng 9 2017

Trong xã hội cũ, thân phận nữ nhi vẫn luôn ở mức dưới đáy của xã hội. Dù họ có tốt đẹp, có trong sáng đến mấy cũng không có quyền được sống tự do, được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã bày tỏ những niềm xót xa, đồng cảm với thân phận bọt bèo, nổi trôi của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị nhân đạo và hiện thực mà tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xót thương và đồng cảm.

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn đương thời có tấm lòng thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, trong những áng văn của ông vẫn luôn nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

Đối với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, Nguyễn Dữ đã dựng nên hình ảnh một người thiếu phụ hoàn hảo mang tên Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. Trái tim nàng cũng khao khát một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhưng sự éo le và khổ hạnh vẫn luôn ập đến khi nàng sống dưới chế độ xã hội phong kiến đầy bất công. Số phận hẩm hiu và những ngang trái trong cuộc đời người thiếu phụ trẻ cũng là số phận chung của bao người phụ nữ đương thời trong xã hội ấy. Xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã cho nàng hội tụ đầy đủ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, ngoan ngoãn, công – dung – ngôn – hạnh đều đủ cả. Và rồi, Vũ Nương cũng bước vào cuộc sống làm vợ, làm dâu. Vốn tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, nên dù Trương Sinh – chồng nàng có đa nghi đến mấy cũng không bao giờ nàng để gia đình phải thất hòa. Không những thế, khoảng thời gian Trương Sinh đi lính đánh giặc, Vũ Nương một mình ở nhà vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ chồng già yếu bệnh tật. Nàng vừa là mẹ mà cũng là cha, vừa là con dâu mà cũng là con trai an ủi mẹ già không khác gì mẹ ruột của mình. Khi bà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang, cúng bái cầu xin thần phật nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lại hết lời thương xót, làm ma chay chu đáo cho mẹ.

Vũ Nương đã tận tụy hi sinh cả tuổi xuân đang phơi phới của mình cho chồng cho con nhưng những gì nàng nhận lại được hoàn toàn trái ngược lại với lẽ tự nhiên. Bởi lẽ ra nàng sẽ hạnh phúc vô cùng khi chồng bình yên từ chiến trận trở về. Nhưng tai họa đã ập đến. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Chàng đánh đuổi vợ ra khỏi nhà, một mực không cho nàng giải thích, có giải thích chàng cũng không nghe. Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại sống trong xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, nàng không thể nào minh chứng cho sự trong sạch của mình được. Bất đắc dĩ, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết. Tấm lòng thủy chung son sắt, một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy nay đã bị chính người chồng của mình, người mà ngày đêm nàng mong nhớ, sỉ nhục nàng, làm tổn thương sâu sắc đến nàng. Không gì tủi hổ hơn khi người mà mình đã hết lòng thương yêu và nhung nhớ nay cầm con dao cứa thẳng vào trái tim mình. Nàng ôm đau thương và ai oán đến bến Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Có lẽ chỉ có cái chết mới minh chứng được sự trong sạch của nàng.

Cái chết của Vũ Nương đã một lần nữa nói lên một cách chân thực về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn khát khao hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình nhưng khi sóng gió ập đến, họ không thể nào được làm chủ cuộc đời mình. Lúc ấy, chỉ có cái chết mới có thể giải thoát được họ khỏi những đau thương. Qua đó, Nguyễn Dữ đã gián tiếp tái hiện lại sự bất công của xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, chết oan ức, chết bi thương.

Nhưng sau đó, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm những tình tiết ly kỳ khiến câu chuyện vừa hấp dẫn vừa mang kết thúc có hậu và thỏa đáng, khiến người đọc cũng cảm thấy được an lòng. Đây cũng chính là niềm đồng cảm và sự xót thương của tác giả với những thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sau khi chết, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp vì bản tính đức hạnh và phẩm giá cao quý của nàng. Chính cái chết đã giúp nàng được hồi sinh, được sống lại và thoát khỏi cảnh khổ đau, ai oán của trần gian. Nhưng nỗi oan trong lòng nàng vẫn chưa nguôi ngoai nếu không được làm sáng tỏ. Nhân việc Phan Lang lạc vào địa hải, nàng được dịp nhờ Phan chuyển lời đến Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh ban đầu vẫn nghi ngờ nhưng khi Phan đưa chiếc trâm của vợ mình ra chàng đã tin và làm theo ước muốn của nàng. Quả nhiên, Vũ Nương hiện về trên dòng sông, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mưới chiếc xe cờ tán, võng lạc rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Hình ảnh này thật đẹp, thật xứng đáng với một con người đức hạnh như Vũ Nương. Và đó cũng chính là những gì mà nàng xứng đáng được nhận. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa, nỗi oan được giãi bày, được sáng tỏ, nàng đã yên lòng mà ra đi.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm đã khiến người đọc xúc động và nhận ra những ý nghĩa, những quy luật bất biến của cuộc đời: ở hiền gặp lành. Và rồi nhất định chế độ phong kiến cũ cũng sẽ tàn lụi, trả lại cuộc sống tự do và công bằng cho người phụ nữ, cho những con người cùng khổ dưới chế độ nam quyền bất công. Đồng thời, khi xây dựng lên nhân vật Vũ Nương hoàn hảo đẹp cả người lẫn nết, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, qua đó ông muốn gửi đến người phụ nữ thế hệ sau một tấm gương sáng về đạo làm vợ, làm mẹ, làm con dâu hiền thảo, nết na.

24 tháng 8 2017
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: - câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó. b. Luận bàn về vấn đề nghị luận: - Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng . + Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người đã ban cho ta hình hài máu mủ, + là người phải thức khuya dậy sớm một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm, vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. + Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất. + Cha mẹ là người thầy đâu tiên của ta: tập cho ta những bước đi đàu tiên, dạy cho ta những bài học đầu đời + Cha mẹ còn là ................... + Cha mẹ là người có thể hi sinh tính mạng vì ta: (Dẫn chứng) => chính vì vậy đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản. cội nguồn. - Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: + đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách. * biểu hiện: - Nhưng yêu thương kính trọng cha mẹ không thể chỉ là lời nói xuông, đầu môi cuối lưỡi mà phải được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể: + Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một ánh mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực... ( dẫn chứng) + Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ. * Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn chứng) cần lên án, phê phán. c. Bài học nhân thức và hành động: cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng nhiều việc làm...