Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch.
Qua đoạn tư liệu, ta thấy hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca là:
– Thế kỉ XV, Ma-lắc-ca ó vị trí chiến lược trong tuyến đường thương mại quốc tế đặc biệt là thương mại trên biển. Nằm giữa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
– Ma-lắc-ca chỗ dừng chân cho các thuyền buôn nước ngoài trên tuyến đường thương mại bằng đường biển quốc tế => thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa.
– Nơi đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Nhiều nền kinh tế lớn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thương mại thông qua eo biển này.
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1258):
- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.
- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.
Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn
Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),...
Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.
Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:
- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội
- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
tham khảo
Sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:
b) Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng.
Tham khảo:
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng
Tình hình kinh tế thời Lê sơ và rút ra nhận xét:
Nông nghiệp | Thủ công nghiệp | Thương nghiệp |
- Chính sách “quân điền” - Đặt một số chức quan: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. - Khai hoang, đắp đê, khơi thông sông ngòi,.. - Diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập | - Nhiều làng thủ công nổi tiếng: làng Huê Cầu (nhuộm vải), Chu Đậu (làm gốm), Bát Tràng (làm gốm)… - Nhà nước có Cục Bách tác. | - Buôn bán trong nhà nước và nước ngoài đều phát triển. - Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán. - Sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng: đồ sứ, vải, lụa, lâm sản quý. |
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại
- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258):
- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.
- Vua Trần Thái Tông ra trận trực tiếp chỉ huy chiến đấu, sau đó chủ động rút lui.
- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng quân Mông Cổ bị hao mòn dần.
- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:
- Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
- Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.
- Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước
Cách kết thúc rất nhân văn, mang đậm tình người của Lý Thường Kiệt. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cuộc chiến mau chóng kết thúc để không còn thêm những sinh mạng đổ xuống nữa