Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý phân tích nội dung như sau:
Hai câu thơ trên một thời đã gây cho Quang Dũng bao sóng gió. Người ta bảo anh lính Vệ quốc mà nhớ như vậy là lãng mạn tiểu tư sản, là yếu đuối. Đúng là quan niệm văn học một thời chỉ lấy niềm vui làm hào khí diệt thù, nhưng chẳng lẽ nỗi nhớ lại cứ phải giống nhau? Nếu anh bộ đội xuất thân từ nông dân, nỗi nhớ của họ chân chất “giếng nước, gốc đa, gian nhà” thì chẳng lẽ những người lính Hà Nội lại không được phép nhớ về những điều thân quen nhất? Nhớ về “dáng kiều thơm” là chất men say lãng mạn, vùng kí ức bừng sáng trong tâm trí thực sự cần thiết để tiếp thêm sức mạnh cho người lính, để họ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Vì thế “dáng kiều thơm” được Quang Dũng thể hiện thực sự là một nét đẹp tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến, hào hùng mà hào hoa, lãng mạn.
Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc, mùa đơm hoa kết trái. Mùa xuân cũng là thời gian gia đình e chào đón một thành viên mới. Đó là em gái của em. Gia đình em rất trông ngóng ngày đó — ngày bố và bà nội bế em ra từ phòng phẫu thuật. Em gái em xinh lắm. Em nhớ hôm ấy là chủ nhật đầu tiên của tháng giêng. Nắng vàng trong xanh như nhảy vui với những chú chim tinh nghịch. Em được bố dẫn đến bệnh viện sau khi được nghe bà nội thông báo, em gái em đã chào đời.
Hồi hộp chờ đợi không lâu, cô y tá đã bế em ra từ phòng phẫu thuật đưa qua bố. Em bé đỏ hỏn như hòn than, nằm cuộn tròn trong cái kén vải ấm áp màu hồng. Bây giờ, em đã được gần năm tháng tuổi. Bà nội đặt cho em cái tên An Nhiên với ước nguyện em sẽ sống bình an trọn đời. Tên ở nhà của em thì do bố đặt. Bố lấy tên con giáp năm e ra đời làm tên gọi ở nhà của em. Nó cũng là để dễ nuôi em hơn. Em ấy tên là Gà. Em thích gọi em ấy là Gà con vì em còn nhỏ xíu giống Gà con, dễ thương vô cùng
Da em Gà trắng hồng như trứng gà bóc vỏ, mềm mịn lắm. Bởi thế mà nghe người lớn so sánh: "mịn như da em bé. Em có đôi má lúm đồng tiền lúc nào cũng phúng phính, hồng hồng. Em đặc biệt thích nựng má em ấy, cảm giác thật là thích. Mỗi lần thơm vào cái má ấy là mùi sữa ngào ngạt tỏa ra, thơm đến tận mấy giây sau. Đôi má ấy có tính chất gây nghiện. Em Gà có đôi mắt to tròn đen láy lúc nào cũng long lanh ngơ ngác. Mỗi lần em khóc, em mếu máo sụt sùi. Đôi lông mi của em ấy đen dài cong vút cũng ướt theo nước mắt. Mũi em nho nhỏ, cao cao, đầy đặn làn ai cũng yêu chiều. Cái môi em Gà bé tí, lúc nào cũng, chúm chím rất dễ thương. Hôm nay, em được mẹ cho ăn dặm bột. Đặc biệt, em rất dễ cười. Mẹ nói em là mùa xuân vì vẻ mặt tươi vui ấy. Em thích chăm em phụ mẹ lắm. Em có thể thay tã, chơi và ngủ với em. Đôi bàn tay bàn chân của em Gà lúc nào cũng nhanh chóng luồn vào tay ba mẹ.
Em mong sao em Gà mau lớn để vui chơi và đi học với em. Cám ơn ba mẹ đã sinh ra em trong cuộc đời này. Em yêu gia đình của em lắm, đặc biệt là Gà con yêu quý của chị hai nè!
» » »Tham khảo thêm: Bài văn tả em trai yêu quý của em
Những bài văn mẫu tả em gái của em lớp 5
Bài văn mẫu 1
Trong gia đình em, ai em cũng yêu, cũng quý nhưng có lẽ người mà em thân thiết nhất vẫn là My – em gái em.
My năm nay mới có 7 tuổi nhưng cô bé đã rất ra dáng người lớn. Em có khuôn mặt bầu bĩnh cùng nước da trắng như trứng gà bóc. Bé rất hay cười, nụ cười với hai cái má lúm đồng tiền xinh xinh, cái má phúng phính nhìn chỉ muốn cắn. My có mái tóc đen dài đến ngang lưng, lúc đi học hay khi ở nhà em đều buộc hai bên rồi cài nơ trông rất dễ thương.
Đôi mắt My to tròn và long lanh, mẹ em bảo đó là mắt bồ câu. Con gái ai mà có đôi mắt bồ câu lớn lên chắc chắn sẽ rất xinh. Quả không sai một tẹo nào, đôi mắt My như biết nói biết cười, sống động và linh hoạt. My không cao lắm, đứng chỉ đến thắt lưng em là cùng. Chính vì vậy mà trong bộ đồng phục thủy thủ trông cô bé vô cùng đáng yêu.
My rất thích làm nũng bố mẹ và những người lớn tuổi hơn chỉ đơn giản vì em ấy thích cảm giác được cưng chiều. Rồi cả khi bé ấy sụt sịt khóc trông cũng rất dễ thương. My thích nhất là được đi công viên cùng với cả nhà vào những ngày chủ nhật, lúc ấy em mặc những bộ váy hình con thú, miệng lúc nào cũng cười nói liên hồi trông hoạt bát và năng động vô cùng.
Bé cũng rất hứng thú với công việc nấu ăn và trồng cây của mẹ. Chính vì thế mà đôi khi trong bếp sẽ xuất hiện một cái đầu đen nho nhỏ chạy lăng xăng phụ giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hoặc là cái đầu đen ấy sẽ dành hàng giờ ngồi ngoài vườn ngắm nhìn cây hoa hồng, thi thoảng lại “Ồ” lên một tiếng đầy thích thú. My là vậy, là một bé gái đơn thuần và trong sáng. Mỗi khi em ấy cười là mọi vật như bừng lên sức sống, em chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với My cả vì em yêu quý em ấy nhiều lắm.
Em không bao giờ muốn thấy em ấy buồn dù đôi khi em đến bó tay với cái tính nghịch ngợm của cô bé. Ngoài ra, My còn rất hậu đậu, cứ đụng đâu là hỏng đó. Mấy ngày trước cô bé không cẩn thận đánh mất hộp bút của em, còn hôm trước nữa là làm ngập cây hồng của mẹ.
Em rất yêu quý My. Em mong My có thể luôn vui vẻ
@ Hc tốt ạ : https://doctailieu.com/ta-em-gai-cua-em-lop-5
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.
Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.
Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.
Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Đợi mỗi lần vết thương lành lại thì chủ chó lại thỉnh thoảng thả chó ra đường và nó lại cắn mẹ tôi thì chủ chó lấy lý do là chó bị xổng chuồng nên trở tay không kịp. Khi tôi đã bị con chó cắn lần 3 thì tôi và mẹ có lên công an nhờ họ giải quyết và lập nên bản cam kết với nội dung: Chủ chó phải di chuyển con chó cắn người đi nơi khác không được nuôi tại nhà nữa. Trong cam kết không có đề cập đến thời gian cụ thể thực hiện việc chuyển chó. Đã hơn một tuần mà tôi vẫn thấy con chó ở nhà và chủ chó nói là nó đã được xích lại trên lầu và không hề nghe chủ chó nói về việc di chuyển chó. Mỗi lần tôi đi ngang qua nhà cửa nhà chủ chó thì con chó lại sủa rất nhiều. Cũng chỉ vài ngày sau đó tôi thấy chủ chó có vài lần không xích chó lại và để cho nó chạy trong nhà. Tôi có lần lên nói chuyện với điều hành khu phố, họ nói là cần có thời gian để chuyển chó nhưng khi hỏi thời gian cụ thể chuyển chó thì họ không nói và con chó cứ thế vẫn ở nhà.Vậy là lần thứ 4 tôi bị cắn , tôi quyết định thiến con chó đó cho nó sml.Mấy hôm sau; con chó đó ko cắn tôi nữa :))
Các bạn nghĩ rằng mắc lỗi chỉ là chuyện thường thôi, nhất là với trẻ con, có phải không? Nhưng có một lần tôi đã mắc phải một lỗi rất đáng trách mà tôi nhớ đến tận bây giờ.
Hôm đó là ngày thứ bảy, trời nắng đẹp. Tôi tung tăng tới lớp trên con đường quen thuộc. Vừa đi, tôi vừa ấm ức nghĩ: “Hôm nay là ngày về bà ngoại thế mà bố mẹ chẳng cho mình nghỉ học. Đằng nào cũng chỉ bỏ mất một buổi học thôi, lo gì?”. Suy nghĩ miên man mà không để ý là tôi đã tới trường từ lúc nào. Các bạn tất bật vào lớp, còn tôi thì cứ đứng ngoài cổng trường ngần ngừ không muốn vào. Hai dòng tư tưởng cứ đan xen vào nhau, hoặc là tôi về nhà hoặc là vào học. Nhưng vì chưa bao giờ bỏ học nên tôi sợ lắm, nghĩ đủ mọi điều không tốt. Tôi cứ đứng trước cổng trường như thế đến - mười lăm phút. Tiếng trống gióng giả vang lên như thúc giục tôi. Lúc này sân trường chỉ còn lại vài bạn học sinh đi muộn. Thấy tôi cứ đứng đó mãi, bác bảo vệ hỏi: “Cháu có vào lớp không để bác còn đóng cổng?”. Tôi trả lời như vô thức: “Dạ không, cháu chỉ đi qua chờ anh cháu thôi ạ”. Và cánh cổng trường đóng lại trước mắt tôi. Tần ngần hồi lâu, tôi quay bước ra về. Thấy tôi, bố liền hỏi, “sao con lại về?”. Lúc này tôi đang mải mê suy nghĩ, nghe tiếng bố hỏi, tôi giật mình trả lời: “Dạ, hôm nay cô ốm không có ai dạy thay nên bọn con được nghỉ”.
Bố cười với tôi: “Vậy thì con vào chuẩn bị đi, bố đưa con đến nhà ông ngoại. Mẹ cũng ở đấy rồi”. Nghe bố nói thế, tôi mừng rơn, quên sạch cả chuyện tôi trốn học. Nhưng kẻ nói dối thì không thể nào mà ung dung được. Tối đến, tôi cứ thấp thỏm lo sợ nhỡ ra bố mẹ biết. Và điều mà tôi lo sợ đã đến. Chuông điện thoại nhà tôi reo vang: “Reng... reng...”. Bố nhấc máy. Khuôn mặt bố đang tươi tỉnh bỗng nhiên tối sầm lại. Bố đặt máy xuống, quay lại phía tôi rồi hỏi: “Sao hôm nay con không đi học?” - giọng bố pha chút buồn buồn. Tôi đứng trân trân nhìn bố, miệng ấp úng: “Con... con”. Bố hỏi lại lần nữa: “Tại sao?”. Tôi bật khóc và tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện trong tiếng nấc. Tôi hứa với bố là tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa, nhưng bố bảo lần này bố phải đánh đòn để cho tôi nhớ. Tôi nín lặng không dám khóc nữa, phần vì sợ bố, phần vì tôi thấy không xứng đáng được khóc. Từ đó trở đi tôi quyết tâm không nói dối bố mẹ dù chỉ nửa câu.
Nói dối là một tính xấu mà học sinh chúng ta không nên mắc phải. Đây là một bài học lớn dành cho tôi.
Khuyên thân mến!
Hè vừa rồi, nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ. Sau 20 năm, mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi. Mình muốn viết thư cho bạn ngay, vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa.
Đó là vào một buổi chiều muộn, không gian làng quê yên ả, thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng, vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ: hồi hộp, xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp. Từ xa mình đã trông thấy trường: nhà cao tầng, lợp ngói đỏ, nổi bật trên nền trời ngày hè xanh trong. Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu, mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS Tây Hưng”. Khuyên còn nhớ lời cô đã nói: “Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đúng là như vậy. Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều:to đẹp hơn, khang trang hơn, có tường bao, vườn thực vật và rất nhiều cây cảnh. Chỉ có những hàng cây trên sân trường là vẫn thế:xanh biếc đến nao lòng. Cuối sân trường, hàng phượng vĩ vẫn nở hoa đỏ rực như mùa thi chỉ vừa mới qua thôi…Mình bước chầm chậm lên hành lang tầng hai, giật mình khi trông thấy bác La bảo vệ. Có lẽ nhìn cái vẻ bần thần của mình bác ấy cũng đoán ra là học sinh cũ về thăm trường nên chỉ cười mà không hỏi gì cả. Lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ, nhìn qua cửa sổ, cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên trong sáng. Những dãy bàn, những giờ học hăng say, dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng… Sơn Ca còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không? Bàn thứ hai, bên trái, chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9. Có lần cô giáo cho làm bài tập, cả lớp cắm cúi làm còn An cúi mặt xuống bàn làm một giấc. Thấy An ngủ ngon lành quá, mình vẽ lên mũi cậu ấy một chấm tròn to nhìn y như mũi con mèo. Một lát cô giáo trông thấy, gọi An đứng dậy. Nhìn An, cô giáo bật cười còn cả lớp được một phen nghiêng ngả. Ngày ấy chúng mình quí nhất cô Phương. Với cả lớp, cô như người chị cả, vừa nghiêm nghị vừa gần gụi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô dạy, những câu chuyện cô kể dường như bao giờ cũng hấp dẫn hơn nhiều lần…Tất cả như vừa mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong ký ức, giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào, cháy bỏng. Gió chiều mát dịu, mang theo cả vị mặn mòi của biển khiến mái trường quê thêm thân thuộc biết bao!
Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành. Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực. Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Chỉ riêng ở nơi này, những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa…
Chiều muộn, mình trở về. Đã bước chân ra khỏi ngôi trường lưu giữ những tháng năm học trò hồn nhiên và đẹp như một câu chuyện cổ tích mà thấy lòng mình vẫn xao xuyến bâng khuâng…
Khuyên! Thư đã dài, mình dừng bút nhé. Hẹn gặp nhau một ngày gần nhất khi chúng mình cùng trở lại trường xưa!
Bạn xem thêm tại : https://doctailieu.com/viet-thu-ke-lai-buoi-tham-truong-sau-20-nam
# Học tốt #
a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:
+ Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)
+ Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc
- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)
- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù
- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:
+ Không sống kiếp tù đày cam chịu
+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Cũng phê con tê tê
:>>>>>>> Ở Trần Duy Hưng?