Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tu mot bai ca dao than than va bai Banh Troi nuoc cua Ho Xuan Huong, em hay neu cam nghi ve nguoi phu nu trong xa hoi phong kien.
Bọn mình học đội tuyển văn
Lấy không, cho 1 ít nừ
đề cương ôn thi HKII
I . Phần Văn Bản :
1. Tục ngữ về cn và xã hội
2. Đức tính giản dị của BH
3. Sự giàu đẹp của TV
4. Ý nghĩa văn chương
5. Sống chết mặc bay
II . Phần Tiếng Việt
1 . Thêm trạng ngữ cho câu
2. Câu đặc biệt
3. Câu rút gọn
4. Liệt kê
5.Dùng cụm C-V để mở rộng câu
III. Phần Tập Làm Văn
TLV: giãi thích( xem lại tarng 188)
bài này có đc ko vậy
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Bài làm
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?
Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)
d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Môn: Lịch Sử lớp 7
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1: (2 điểm) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Nước Việt Nam có hai quần đảo lớn là gì? Nằm ở hướng nào?
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Câu 3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?
Câu 4: ( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì ? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao ?
Đề sử
1 Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động cuối năm 1426 ? Tại sao cuộc khửi nghĩa Lam Sơn Kết thúc dành thắng lợi ?
2 Những việc làm của Quang Trung trong việc giành độc lập và xây dựng đất nước
3 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?Ý nghĩa của sự ra đời đó?
4 Tại sao nói nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ 19 có những nết đặc sắc hơn so với các thế kỉ trước?
câu 1: biết nhận lỗi
biết giữ chữ tín
biết tự giác hoàn thành công việc không để ai chê trách nhắc nhở
ý nghĩa :
- Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành bản thân mình.
câu 2 :để xây dựng gia đình văn hóa:
xây dựng kế hoạch hóa gia đình
xây dựng gia đình hòa thuận,tiến bộ,hạnh phúc.
sinh hoạt văn hóa lành mạnh
thực hiện nghĩa vụ công nhân
nuôi con khoa học,ngoan ngoãn ,học giỏi.
lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định
tham gia bảo vệ môi trường thực hiện nghĩa vụ quân sự
hoạt động từ thiện
tránh xa bài trừ các tệ nạn xã hội
lỗi sống giản dị lành mạnh chăm học chăm làm kính trọng lễ phép
gia đình giàu có chưa chắc là hạnh phúc.vì gia đình hạnh phúc thì phải yêu thương lẫn nhau ko đánh đập con cái
- Tránh được việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
để xây dựng gia đình văn hóa em cần phải học giỏi , chăm ngoan , nghe lời ông bà cha mẹ .
câu 3: Ý cả câu: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà thấy e ngại, vội buông chèo phó mặc tất cả. Nghĩa bóng: Sóng cả có nghãi ẩn dụ chỉ những điều khó khăn mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống
câu 4
Sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần hợp lí và khoa học
Biết lên kế hoạch và điều chính kế hoạch khi cần thiết
Quyết tâm vượt khó, kiến trì và sáng tạo thực hiện kế hoạch đề ra.
câu 5 Em sẽ giúp mai bằng cách giúp bạn học giỏi môn toán , chỉ bạn những chỗ ở môn toán bạn không hiểu hoặc thiếu sót,em cũng sẽ giúp bạn mai làm một số việc nhà để đỡ đàn cho bạn mai , ngoài ra em còn có thể kêu mọi người cùng quyên góp cho bạn mai
Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.
Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
Bài làm: Sau khi học xong bài thơ '' Lượm '' của nhà thơ Tố Hữu, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng của chú.
Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khói lửa mịt mù. '' Đạn bay vèo vèo '' qua đầu nhưng chú vẫn '' sợ chi hiểm nghèo ''. '' Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi! '' câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn thảng thốt của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. Chú bé liên lạc Lượm đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đẹp đẽ và đầy những sự hứa hẹn ở trong tương lai kia ! Cũng chính bằng tình cảm yêu mến của mình, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện lại hình ảnh của Lượm trong một khung cảnh thiên nhiên thật thanh bình và yên ả làm sao ! Miêu tả sự hi sinh của Lượm giữa cánh đồng quê hương thơm mùi lúa sữa, nhà thơ đã cảm nhận được đó chính lầ sự hi sinh cao cả, thiêng liêng, đẹp đẽ. Lượm như một thiên thần yên nghĩ giữa cánh đồng thơm ngát và sự hi sinh của Lượm hóa thân vào thiên nhiên, đất nước. Lượm ngã xuống nhưng trong bàn tay bé nhỏ của em vẫn còn mãi nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa, tưởng như chú vẫn còn để lại trên môi một nụ cười thật mãn nguyện, thanh thản vào giây phút cuối của cuộc đời mình - lúc hi sinh.
Lượm tuy đã hi sinh nhưng em đã trở thành bất tử, sống mãi với quê hương, đất nước và ở sâu trong trái tim của tác giả. Qua bài thơ, đã cho chúng ta cảm nhận và thấy được tấm lòng yêu mến tha thiết của tác giả dành cho Lượm. Từ đó em càng thêm yêu mến tự hào về những con người anh hùng đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ cho hòa bình và độc lập của cả một dân tộc - đất nước. Em hứa sẽ thật cố gắng chăm ngoan, học giỏi để thật xứng đáng với những sự hi sinh của các thế hệ đi trước.