thính kooooooooooooooooooooooooooo...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2016

đề nghị Nguyễn Thị Nhân đăng mấy cái ảnh này lên fb

đây là nơi học tập chứ ko pải để khoe ảnh đâu nha

25 tháng 8 2017

Cô lưu ý là em nên đăng mỗi lần một câu hỏi hoặc 1 hình ảnh thôi nhé.

Những câu hỏi của em khá nhiều vấn đề hay nhưng rất khó.

Nếu em thực sự có đam mê và muốn tìm hiểu thì cô có thể gửi riêng một vài tài liệu mà cô đã từng tìm hiểu về vấn đề này.

Cảm ơn em!

25 tháng 8 2017

Cô gửi cho e đc ko ạ

26 tháng 8 2017

Cậu nên đăng từng hình ảnh một và chụp lại hình nha.Nếu ko nhìn loạn quágianroi

26 tháng 8 2017

Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ

Với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ, giai cấp thống trị Anh tìm cách kìm hãm nó bằng việc ban hành một số những đạo luật khắt khe, buộc nhân dân Bắc Mỹ phải thi hành. Năm 1699 cấm xuất cảng len từ đất Mỹ, chỉ cho phép bán tại nơi sản xuất. Năm 1776, nghị viện Anh ra quyết định buộc phải đưa sang hải cảng Anh những hàng hóa từ thuộc địa muốn xuất cảng sang các nước khác, nghiêm cấm việc buôn bán đường... Ngoài ra, năm 1763 vua Anh còn ban hành đạo luật cấm khai khẩn đất đai ở phía tây dãy Alleghenies, điều này đụng chạm đến quyền lợi của những người Indians và dân tự do.

Ðến 1765, chính quyền Anh lại ban bố luật thuế tem: mọi giấy tờ phải đến cơ quan trước bạ để chịu thuế. Việc ban bố đạo luật này coi như vi phạm đến chính quyền các bang, vì các bang đòi phải có sự đồng ý của nhân dân thuộc địa. Thực chất của vấn đề thuế tem là quyền hạn của thuộc địa. Một đại hội bàn về thuế tem được triệu tập tại New york. Ðại hội yêu cầu quốc hội Anh bãi bỏ những đạo luật vừa ban hành đồng thời phát động một phong trào tẩy chay hàng Anh. Trước sự phản kháng của nhân dân thuộc địa, quốc hội Anh buộc phải bãi bỏ thuế tem.

Tháng 10. 1773, ba chiếc tàu chở chè của công ty Ðông Âún vào cảng Boston, nhân dân Boston cải trang làm người Indians, tấn công 3 chiếc tàu và ném các thùng chè xuống biển (trị giá 100.000 bảng). Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Boston, không cho tàu buôn vào. Tướng Gages được cử sang làm tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ.

Tháng 4. 1774 chính quyền Anh lại ban hành những đạo luật khác gây nên một phong trào chống Anh rộng rãi trong quần chúng và thúc đẩy chiến tranh bùng nổ.

Vì sao người Mĩ nói Tiếng Anh

Nước Mỹ và nước Anh là 2 nước nhưng nói chung 1 thứ tiếng vì Mỹ vốn là thuộc địa của Anh. Từ khi Columbo phát hiện châu Mỹ năm 1492 thì dân châu Âu kéo nhau sang tân thế giới lập thuộc địa. Đến thế kỉ 18 thì ở chỗ nước Mĩ bây giờ là thuộc địa của Anh, gồm 13 bang. Năm 1776, Mĩ tuyên bố độc lập với Anh và từ đó thành 2 nước. Nói chung người Mĩ có nguồn gốc từ Anh nên Mĩ nói tiếng Anh, nhưng sau thời gian dài, tiếng Anh-Mĩ có những điểm khác biệt với tiếng Anh-Anh.
Nói theo nghĩa thường hiểu, phát triển là phát triển về kinh tế thì Mĩ là nước đứng đầu thế giới từ thế kỉ 19.
Ngoài ra, cách sống của 2 bộ phận này có nhiều nét chung do cùng nguồn gốc nhưng nói chung cách sống của người Mĩ "thoáng" hơn của người Anh. Người Mĩ đề cao tự do cá nhân hơn người Anh và sống thực dụng hơn. Tất nhiên đó là nhận xét chung, còn với mỗi công dân lại có tính cách và cách sống riêng, không thể "vơ đũa cả nắm".

23 tháng 10 2017

Theo mình là D vì có nhiều người giỏi thì đất nước mới pt

23 tháng 10 2017

Thank you so much

26 tháng 8 2017

Cậu nên đăng từng hình ảnh một và chụp lại hình nha.Nếu ko nhìn loạn quágianroi

27 tháng 8 2017

Uk

29 tháng 9 2017

Hình 1: Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.
Hình 2: có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải- cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.
Hình 3: Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển

Học tốt nhá^^

22 tháng 4 2017

Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

diễn biến:

  • Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
  • Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

kết quả cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính :

- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

-Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...

tác động: - Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.

sự phát triển của đô thị một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời:
+ Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng... bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc.
+ Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh... có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20.
+ Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột
Nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

Phong trào Đông Du (1905 - 1909):
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy.
- Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân ở các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.
- Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du: năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.
- Năm l905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
- Từ năm l905 đến năm l908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
- Tháng 9 - l 908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
- Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục :
+ Tháng 3 - 1907. Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước...
+ Phạm vi hoạt động khá rộng : Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hims Yên, Hải Dương, Thái Bình...
+ Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.

Năm 1906, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ Bắc Hà để lập cơ sở Duy tân ở Bắc (sau đó gần một năm, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập). Ông cũng tìm gặp Đề Thám, sang Quảng Châu gặp Phan Bội Châu rồi cùng sang Nhật quan sát tình hình chính trị và dân trí nước Nhật, khi bàn luận và biết là không cùng chí hướng với Phan Bội Châu, ông về nước, xúc tiến con đường Duy Tân.

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức thư chữ Hán cho toàn quyền Jean Beauvạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.

Liền theo đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là:Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

  • Khai dân trí:

Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...

  • Chấn dân khí:

Làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của mình, dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...

  • Hậu dân sinh:

Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội buôn và sản xuất hàng nội hóa...[8]

Ngoài ra, Phan Châu Trinh còn viết bài Tỉnh quốc hồn ca để kêu gọi mọi người hăng hái duy tân theo hướng dân chủ tư sản[9].

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ hai khuynh hướng. Một số sĩ phu như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương cải cách ôn hòa, nghị viện. Họ vận động mở trường dạy học, cải đổi phong tục tập quán và lối sống, khuyến khích mở mang công thương. Một số khác như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên thì thiên về khuynh hướng bạo động...

Sau đây là một số hoạt động nổi bật theo khuynh hướng ôn hòa:

  • Về lĩnh vực kinh tế:

Thông qua việc mua bán để tập hợp nhau lại. Tiền kiếm được dùng để mở trường, nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Vì vậy, việc mua bán này còn được gọi là Quốc thương.

Đáng kể ở Quảng Nam có Hợp thương diên phong của cử nhân Phan Thúc Duyên, hiệu buôn của bang tá Nguyễn Toản. ỞPhan Thiết, có Công ty Liên Thành của Nguyễn Trọng Lội (con danh sĩ Nguyễn Thông). Ở Nghệ An, có Triêu Dương thương quán do Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế thành lập...

  • Về lĩnh vực giáo dục:

Mở trường dạy học để mở mang dân trí. Các môn học được giảng dạy ở nhiều trường là: Quốc ngữ, toán, cách trí (khoa học thường thức), sử Việt, địa lý, thể dục...Có nơi, còn dạy thêm tiếng Pháp, chữ Hán và võ Việt. Ngoài ra, nhà trường còn là nơi tuyên truyền mở rộng công, thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, phê phán quan lại, đả phá tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới...

Đáng kể ở Quảng Nam có trường Diên Phong do Trần Quý Cáp tổ chức, trường Phú Lâm (có một lớp dành riêng cho nữ sinh), trường do Lê Cơ (anh em họ với Phan Châu Trinh) thành lập. Ở Quảng Ngãi, có trường do cử nhân Nguyễn Đình Quảng thành lập tại làng Sung Tích (Sơn Tịnh). Ở Phan Thiết, ngoài Công ty Liên Thành, Nguyễn Trọng Lội còn lập trườngtư thục Dục Thanh (1907) rồi giao cho em ruột là Nguyễn Quý Anh làm quản đốc. Ở Bình Thuận, một thư xã (nhà giảng sách) được thành lập (1905) tại đình Phú Tài. Ở Thanh Hóa có Hạc thành thư xã, v.v...

Theo trung Kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký do Phan Chu Trinh viết, thì "trong năm 1906, 40 trường dân lập kiểu mới đã được mở ra ở Quảng Nam"... Trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập tại Hà Nội tháng 3 năm 1907 cũng là nhờ công xúc tiến của ông.

Cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực (nổi bật là hai lĩnh vực vừa nêu trên), được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân chúng, nên ngày càng phát triển mạnh. Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Như việc tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc Trung cấm không cho dân chúng tụ tập nghe diễn thuyết, Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì án sátCao Ngọc Lễ vu cho tội mưu loạn, Lê Đình Cẩn bị công sứ Quảng Ngãi xét hỏi nhiều lần...

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...).

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

23 tháng 4 2017

chép mạng vậy Huy Giang Pham Huy

Mà chép mạng hay tự làm thì cũng cảm ơn nhá ok