K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

TẢ QUANG CẢNH SÂN TRƯỜNG EM TRƯỚC BUỔI HỌC.

BÀI LÀM

Trường tiểu học Cát Linh của chúng em nằm đối diện khách sạn Ho-ri- son sang trọng. Những ngày trực nhật em thường đến sớm, vì thế mà em ngắm được cảnh trường rõ hơn.

Nhìn từ xa em đã thấy sự rộng rãi và sáng sủa của ngôi trường thân yêu. Tấm biển màu xanh da trời nổi bật hàng chữ "Trường Tiểu học Cát Linh" màu đỏ chót được đóng khung ngay ngắn ở hai cột cổng. Thẳng cổng là con đường vào trường với nhà để xe và những cây phi lao mềm mại. Vào sâu trong nữa là sân trường xinh xắn có rất nhiều hàng cây xanh rì che bóng rợp sân trường. Cũng chính ở nơi đây, thứ hai tuần nào, chúng em cũng đứng chào cờ trước lá cờ đỏ thắm bay phần phật trong gió. Bộ phận không thể thiếu trong trường đó là các dãy lớp học. Trước mặt em là dãy lớp học cao to nhất dành cho học sinh lớp hai, ba, bốn, năm. ở đằng sau mới là dãy lớp học dành cho học sinh lớp một. Lớp nào cũng quét vôi màu vàng tươi, lớp nào cũng có bảng đen, cũng có bàn ghế kê ngay ngắn và có ảnh bác Hồ đang nở nụ cười hiền hậu. Chúng em sẽ vào nhầm lớp nếu không có biển hiệu ở mỗi phòng học. Phòng ban giám hiệu được bố trí ngay sau sân khấu, chỉ cần đi qua cầu thang là đã đến nơi, trong phòng được trang trí rất đẹp và hiện đại. Cạnh đó là phòng hội đồng to và thoáng mát có đầy đủ tranh ảnh, lịch công tác của các thầy, cô giáo. Phòng được đánh giá là có các hoạt động sôi nổi nhất đó là phòng đoàn đội, với các hoạt động và phong trào giúp chúng em vừa học vừa rèn luyện đạo đức. Nhưng hai phòng chúng em thích nhất, đó là phòng thư viện và
phòng tin học. Phòng tin học thật hấp dẫn vì có nhiều máy tính để học và chơi còn phòng thư viện có nhiều truyện tranh bổ ích cho chúng em học tập. Trường em đang xây dựng thêm các lớp học, chắc hẳn khi xây xong trường em sẽ đẹp và to lắm, em rất tự hào về ngôi trường của mình.

Ngôi trường thân yêu này như gia đình thứ hai của em. Các thầy cô giáo đã dạy cho chúng em những kiến thức quý giá để bước vào tương lai tươi sáng hơn. Em hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ trường em thật sạch và đẹp.

TẢ CẢNH CƠN MƯA

BÀI LÀM

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

19 tháng 3 2018

Buổi trưa hôm này thật nóng bức, mặt trời như muốn thiêu đốt mọi người. Bỗng mây đen từ đâu kéo đến ùn ùn, báo hiệu một cơn mưa sắp đến.

Mặt trời như bị những đám mây đên kia nuốt chửng. Gió thổi ào ào, cành cây nghiêng ngả cặn mình. Những dây quần áo kêu kẽo kẹt, kẽo kẹt. Những chiếc lá rơi xuống như hàng nghìn cung tên nhắm thảng vào người đi dưdờng. Bụi bốc lên mù mịt làm che tầm mắt người đi đường. Tồi gió lặng dàn, được vài phát thì mưa bắt đầu rơi từng hạt nặng trĩu. Mưa rồi, mọi người vội vàng cầm ô lấy quần áo đang phơi dở cho vào nhà. Mấy chiến binh đánh trận giả hô hào rút lui quân về nhà. Trên đường, mấy người đi bộ trú tạm ở những chỗ nhà nghỉ nhỏ, còn những người đi xe thì có người thì dừng lại ở một gốc cây để mặc áo mưa, có người thì phóng xe thật nhanh về nhà. Mưa ào áo đổ xuống như thác đổ, lộp độp vào mái nhà, rào rạt vào hàng cây, lách tách vào bàn ghế, bếp ga cứ phập phùng mãi như muốn tắt lửa. Mưa cứ kéo dài cho đến tận sáng thì tạnh.

Mặt trời bắt đầu hé mở, những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu xuống trần gian. hàng cây ven đường được uống nước mưa đx đời. Mọi thứ trở lại như bình thường.

tich nha

ko chép đâu

19 tháng 3 2018

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước còn mưa:

- Trời nắng kéo dài.

- Không khí oi bức.

- Cây cối khô héo.

2. Thân bài:

* Tả cảnh mưa rào mùa hạ:

- Lúc sắp mưa: mây đen kéo đến, gió lốc nổi lên... người đi đường vội vã tìm chỗ trú...

- Lúc bắt đầu mưa: hạt mưa to và thưa...

- Lúc đang mưa: mưa như trút nước, sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng.

- Lúc mưa tạnh: hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn, cầu vồng hiện ra. Mọi người

tiếp tục công việc của mình, chim chóc vui vẻ, cây cối xanh tươi.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Bầu trời quang đãng, không khí mát mẻ.

- Vạn vật và con người đều vui tươi, dễ chịu.

25 tháng 2 2018

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a) Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)

26 tháng 2 2018

Mở bài:

Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)


Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
  • Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

b) Tả chi tiết

  • Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
  • Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
  • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
  • Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
  • Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
  • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài:

Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.

19 tháng 2 2017

Đề 1:

Vào dịp hè, em thường được bố mẹ cho đi du lịch theo tour. Nhờ những tour du lịch, em được thăm rất nhiều cảnh đẹp. Tour du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất vẫn là biển Cửa Tùng.

Từ xa, em đã ngửi thấy mùi gió biển thổi, cảm thấy vị mặn mòi của gió biển. Phóng tầm mắt ra xa, em nhìn thấy dải cát trắng trải dài. Em thích thú reo lên: "A! Đến biển rồi! Bố ơi! Con đã nhìn thấy biển rồi". Xe vừa dừng là em nhảy ngay xuống, ba chân bốn cẳng chạy ra biển, mặc cho bố dặn với theo: "Cẩn thận đấy". Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng nắng không gắt. Hay tại ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa. Em đi chân trần trên cát, gần trưa, nước biển âm ấm, cát lại mịn và mát, khiến cho em chỉ muốn đi dọc theo bờ biển, chẳng muốn rời.

Bên bờ biển còn có những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, người dân vùng biển neo ở gần đây. Em thấy có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa. Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn.

Bên bờ biển còn có rừng thông. Những cây thông cao vút, lá xanh, nhỏ và dài, đứng trầm ngâm và lặng lẽ. Những khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm sự với nhau. Em còn thấy cả những cây dừa, thân cao vút. Những tàu lá dừa xòe ra ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng.

Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nhiều hàng quán như biển Đồ Sơn, Sầm Sơn và Bãi Cháy. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này.

Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng em vẫn không muốn rời. Em chia tay biển với đầy lưu luyến.

19 tháng 2 2017
1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.
2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.
Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.
Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh
- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố...
- ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa.
- Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù.
- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
- Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...
Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
26 tháng 2 2017

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Đoạn văn miêu tả về nhân vật cậu bé Prăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

26 tháng 2 2017
Trong buổi học cuối cùng hình ảnh thầy Ha-men hiện lên thật khác với những ngày thường. Thầy mặc chiếc áo rơ -đanh-gôt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm bạc của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giầy đen rất hợp với bộ trang phục của thầy.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, nắn nót nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Giọng thầy giảng bài dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học thầy không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với Phrang đi học muộn, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh đều thấy thầy chưa bao giờ kiên nhẫn đến thế.
Trong bài giảng của mình thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp- tiêng nói dân tộc- và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc nói đến đó giọng thầy nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là chìa khóa trong chốn lao tù...
Buổi học cuối cùng kết thúc, những tiếng đồng hồ báo thức khiến thầy xúc động mạnh mặt thầy tái đi, nghẹn ngào không nói lên lời. Thầy viết thật to lên bảng dòng chữ: Nước Pháp muôn năm.
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu dân yêu nước Pháp sâu sắc. Thầy đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

24 tháng 6 2020

Tuổi học trò là lứa tuổi thần tiên, thơ ngây và hồn nhiên nhất. Những năm tháng ấy chúng mình chỉ giữ trong tim thứ tình cảm trong sáng như yêu bố mẹ, gia đình, yêu mến thầy cô, bạn bè và yêu mái trường. Em cũng yêu mái trường của mình, đặc biệt là khung cảnh buổi sáng trên sân trường.

Một sớm ban mai, em may mắn được chiêm ngưỡng toàn cảnh sân trường khi ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời như quả cầu khổng lồ, từ từ nhô lên ở phía Đông ửng hồng bình minh. Những tia nắng vàng dịu dàng lan tỏa khắp không gian, nhẹ nhàng đánh thức vạn vật sau một đêm dài say giấc. Em tung tăng mang cặp sách đến trường để bắt đầu một ngày học mới.

Đứng từ phía xa xa, sân trường như một cô bé nhút nhát ẩn mình sau những tán cây xanh. Lại gần mới thấy rõ khoảng sân rộng lớn, không một bóng người. Không khí trong lành và quang đãng khiến em cảm thấy thoải mái vô cùng. Những hàng cây xanh dường như vừa mới thức giấc còn chưa tỉnh ngủ nên ngả nghiêng nghiêng ngả trong gió sớm, những chiếc lá vẫy vẫy như đang dụi mắt. rất đáng yêu. Những chú chim nhảy nhót truyền cành, cất tiếng hót líu lo, cùng nhau tấu lên khúc nhạc của buổi sáng.

Mặt trời lên cao hơn, ánh nắng rực rỡ hơn, sân trường cũng dần nhộn nhịp, tấp nập hơn. Học sinh đông dần đông dần. Màu áo trắng tinh khôi hòa quyện vào màu khăn quàng đỏ thắm, thấp thoáng khắp sân trường. Học sinh và các thầy cô đi đi lại lại như trẩy hội, náo nhiệt làm sao! Giữa sân trường, những cây bàng cây phượng đã nghiêm mình đứng vững, trên cành lá còn đọng lại những hạt sương sớm trong veo long lanh như những viên ngọc quý. Sương sớm phản chiếu màu xanh của lá cây, hài hòa và xinh đẹp. Tiếng chim hót đã bị tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép loẹt quoẹt, tiếng chạy bộ uỳnh uỵch và tiếng gọi nhau ý ới lấn át. Sân trường sôi động, huyên náo hẳn lên.

Trời trong xanh, nắng gió hiền hòa, học sinh chúng em tranh thủ trước giờ vào lớp, người thì tất bật chạy tới chạy lui giặt giẻ lau bảng, trực nhật để chuẩn bị cho lớp học sạch sẽ. Cũng có những bạn ham chơi, dùng thời gian ít ỏi trước lúc vào giờ để chơi nhảy dây, đá cầu...Tiếng cười giòn tan vang vọng khắp sân trường. Đó là nụ cười vô cùng hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò.

Hòa trong bầu không khí sôi động ấy, loa phát thanh của trường cũng phát những bản nhạc vui tươi, rộn rã. Ánh nắng buổi sáng vẫn lan tràn khắp sân trường, tò mỏ ngắm nhìn từng hoạt động diễn ra trên sân. Quang cảnh sân trường trước giờ vào học tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo, vui tươi, mang đậm màu sắc của tuổi học trò, tuổi thần tiên. Mãi khi mặt trời lên cao chót vót, nắng vàng rực khắp nơi, tiếng trống trường mới giòn giã vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Học sinh trên sân trường vội vã ùa vào, sân trường dần quay lại trạng thái vắng thinh. Không còn học sinh vui chơi, nó lặng lẽ vươn mình, ngắm nhìn những gương mặt thơ ngây đang nghe giảng. Cảnh buổi sáng trên sân trường thực sự đẹp biết bao.


Khung cảnh ấy đã khiến em bồi hồi, rung động. Mai đây, dù phải rời xa mái trường tiểu học thân yêu, em vẫn mãi nhớ về khung cảnh tuyệt đẹp ấy. Dư âm trong trẻo của những buổi sáng đẹp trời trên sân trường buổi sáng sẽ mãi ghi dấu trong tâm của em

3 tháng 5 2017

1. Tả cảnh

* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.

* Yêu cầu tả cảnh:

- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm bào?

- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.

- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

* Bố cục bài văn tả cảnh:

- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.

- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:

+ từ khái quát đến cụ thể

+ không gian từ trong tới ngoài.

+ không gian từ trên xuống dưới.

- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

2. Tả người

* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói … của nhân vật được miêu tả.

* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:

- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết …)

- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc).

* Cách miêu tả:

- Mở bài: giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vât được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó).

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quat hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.

+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói … (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt …)

+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.

- Kết bài: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả

3 tháng 5 2017

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

2 tháng 8 2016

                                        Bài làm

Tùng... tùng... tùng... Ba hồi trống giòn giã vang lên. Giờ ra chơi đã đến. Học sinh ở các cửa lớp ùa ra như bay ong vỡ tổ. Những chú ong xinh xắn hiếu động chạy toả ra khắp sân trường, đến những địa điểm quen thuộc. Các nhóm chia nhau ra từng tốp, chơi những trò chơi thường ngày. Con trai đá cầu, chơi cờ hay đá bóng...; nhóm con gái nhảy dây hay trốn tìm... Có nhóm bạn ngồi dưới gốc cây phượng vĩ thủ thì với nhau cười khúc khích. Đông vui nhất là góc sân trường, nơi khọảng đất trống khá rộng có các bạn nam chơi bắn bi. Trên mặt đất có rất nhiều lỗ nhỏ đã được đào trước theo các vị trí đã định. Phải mất một buổi ra chơi các cậu học trò mới làm xong công việc đó. Những hòn bi ve nằm ngoan ngoãn. Chúng vốn đẹp, giờ dưới ánh nắng mặt trời lại càng thêm long lanh. Vâng lệnh những “cậu chủ nhỏ”, những viên bi lăn nhẹ nhàng, từ từ rồi rơi vào những cái lỗ nhỏ và nông. Nhìn các bạn nam chơi bắn bi thật điệu nghệ. Mỗi khi bắn, mắt nheo nheo lại giống hệt chú bộ đội nằm bắn mục tiêu, tay trái chống đất, tay phải đặt nhẹ vào viên bi và bắn nó đến đích. Lúc đó, không khí cũng căng thẳng, hồi hộp không kém như trong hội thi thể thao. Những viên bi lăn, va chạm vào nhau lách cách nghe thấy vui tai. Có cậu học trò bắn thành công, nhảy đứng lên cười thích chí. Các bạn không chơi đứng bên cạnh vừa xem vừa cổ vũ nhiệt tình... Cuộc chơi đang đến hồi gay cấn thì ba hồi trống lại vang lên. Các cậu học trò nhanh tay cho bi vào túi rồi vội vàng chạy ù vàọ lớp.

Chúc bạn học tốt! ok

2 tháng 8 2016

Miêu tả  cảnh sân trường hay hoạt động khi ra chơi hả bạn

25 tháng 9 2018

Bài làm

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

Chúc bạn học tốt!

Trần Khởi MyTrần Khởi My

4 tháng 8 2018

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian lao động là vào thời gian nào?

- Thành phần tham gia là những ai?

2. Thân bài:

* Tả buổi lao động:

(Ví dụ: buổi lao động dọn vệ sinh của toàn trường).

- Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.

- Trên đường đi, ai cũng hào hứng.

- Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.

- Cả trường náo động bởi tiếng cuốc đất, xào xạc bởi chiếc chổi quét sân - Giờ giải lao vui vẻ... -Sân trường sạch sẽ

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dù có hơi mệt,nhưng em rất vui vì đã góp phần cho trường trở nên xanh - sạch - đẹp

24 tháng 2 2017

Đề bài: Trong vai thầy giáo Ha-men, tả lại tâm trạng lên lớp của mình trong Buổi học cuối cùng. Bài viết Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn. Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng. Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã. Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi. Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì. Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này. Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấyvậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học: -Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi. Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay: - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé! Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên. Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức. Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này. Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.


25 tháng 2 2018

quá dàibucqua