K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2022

CÚC

21 tháng 3 2022

???

23 tháng 6 2019

1428

23 tháng 6 2019

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428

10 tháng 11 2018

Nguyên nhân bùng nổ:

-Sau chiến trang TG thứ 2, Mĩ thiết lập ở Cu Ba CĐ đọc tài quân sự do Ba-ti-xta đứng đầu, làm tay sai cho Mỹ

-Chính quyền Ba-ti-xta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, giết hại, giam cầm hàng hục vạn người yêu nước

=>Không cam chịu sống dưới ách thống trị của bọn độc tại, ND Cu-Ba đã vùng dậy đấy tranh

11 tháng 11 2018

Thanks nha

25 tháng 4 2017

Nội dung
– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
– Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

25 tháng 4 2017

tek còn ý nghĩa

15 tháng 10 2017

Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời

22 tháng 10 2017

các nước xã hội chủ nghĩa đông âu được ra đời

thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở đông âu có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của nước cộng hòa dân chủ nhân dân trung hoa đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới

19 tháng 9 2017

@Sen Phùng cô giúp e vs ạ

4 tháng 10 2017

Phải nói là hãy nêu quan hệ của Liên Xô và Việt Nam chứ. Gop-ba-chop với Việt Nam liên quan dì?

22 tháng 9 2017

I. Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/09/1973

- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc Chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD). Giai đoạn 1979-1990, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Campuchia làm điều kiện mở lại viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) cung cấp tài chính cho Việt Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế.

- Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.

Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư ta đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với ta (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011) và là nước G-7 đầu tiên nguyên thủ gọi điện thoại cho Lãnh đạo cấp cao của ta ngay sau khi lên nắm quyền (năm 2012).

II. Khuôn khổ quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007).

Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 4/2009). Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G-7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ta (nước tiếp theo là Anh năm 2010, Đức năm 2011).

- Năm 2010, "Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á" (nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010).

- Năm 2011, "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản" (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10/2011).

- Năm 2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Năm hữu nghị nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Năm 2014, “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

III. Về quan hệ chính trị

- Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

- Một số cơ chế đối thoại giữa hai nước:

+ Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (đã họp 5 phiên).

+ Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản về ngoại giao-an ninh-quốc phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao từ năm 2010 (đã họp 4 phiên).

+ Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Nhật cấp Thứ trưởng từ tháng 11/2012 (đã họp 2 phiên).

+ Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (đã họp phiên đầu tiên tháng 11/2013).

+ Đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993).

- Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...).

IV. Về kinh tế

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).

Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam (cả về tổng vốn đầu tư và vốn đã giải ngân), đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10/2009)... tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hiện tại, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ta phát triển công nghiệp trong khuôn khổ Ban Chỉ đạo Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng Ban (được thành lập ngày 13/8/2012).

Hai bên đã phối hợp tốt để giải quyết một số sự cố trong hợp tác kinh tế như vụ PMU 18 (2006); vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ (2007); vụ công ty PCI Nhật Bản hối lộ (2008).

Về thương mại:

Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Năm 2013, Nhật Bản là bạn hàng thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25,163 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,581 tỷ USD (tăng 4% so với năm 2012), nhập khẩu đạt 11,582 tỷ USD (giảm 0,2%).

4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 8,537 tỷ USD tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,059 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2013), nhập khẩu đạt 3,478 tỷ USD (giảm 1,6%) (Nguồn Bộ Công Thương).

Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt, da…

Ngày 21/1/2014, Nhật Bản đã bãi bỏ việc kiểm tra toàn bộ tồn dư chất Ethoxyquin đối với tôm của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại hai chiều về mặt hàng nông lâm thủy sản.

Về đầu tư trực tiếp:

Hai bên đã cơ bản hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung trong năm 2013.

Năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu (trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam) với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài đến ngày 15/12/2013).

4 tháng đầu năm 2014, Nhật Bản có 104 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 531,06 triệu USD, đứng thứ 2/36 (sau Hàn Quốc).

Lũy kế đến hết tháng 4/2014, Nhật Bản có 2.226 dự án còn giá trị hiệu lực với tổng số vốn đạt 35,5 tỷ USD, đứng đầu trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Về viện trợ phát triển chính thức ODA:

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2012 (31/3/2013), Nhật Bản đã cam kết khoảng 2.118 tỷ Yên (khoảng 24 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) vốn vay ODA cho Việt Nam. Nhật Bản đã cam kết 1,55 tỷ USD ODA cho Việt Nam trong tài khóa 2013.

Nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước, hai bên đã ký Công hàm trao đổi và Hiệp định vay cho 05 dự án ODA thuộc đợt 2 tài khóa 2013 trị giá 120 tỷ yên ưu đãi. Như vậy, trong tài khóa 2013, Nhật Bản đã cam kết 2,1 tỷ USD ODA vốn vay cho Việt Nam cho 10 chương trình/dự án4.

V. Về hợp tác khoa học, công nghệ

Kể từ khi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và công nghệ được ký năm 2006 đến nay, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác khoa học và công nghệ đã tổ chức họp 3 lần. Số lượng các nhà khoa học Việt Nam sang Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản sang Việt Nam tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung ngày càng tăng. Hiện tại, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ta phát triển điện hạt nhân và an toàn bức xạ và hạt nhân; khai thác và chế biến đất hiếm; hợp tác về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ.

Hai bên đang triển khai một số dự án quan trọng trong lĩnh vực này dưới hình thức Nhật Bản hỗ trợ vốn vay ODA cho Việt Nam: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

VI. Về hợp tác lao động

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 18.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Trong những năm gần đây, số lượng lao động, thực tập sinh liên tục tăng (năm 2009: 5.500 người, năm 2010: 5.000 người, 2011: 7.000 người, 2012: 8.500 người). Hiện ta đang đề nghị Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh trong lĩnh vực nông-ngư nghiệp, chế biến nông-hải sản với số lượng nhiều trong thời gian tới.

Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011). Ta là nước Đông Nam Á thứ ba sau Philippines và Indonesia phía Nhật Bản nhận điều dưỡng viên, hộ lý. Hiện khóa học đào tạo 12 tháng tại Việt Nam trước khi sang Nhật đối với ứng viên tài khóa 2012 đã khai giảng tháng 12/2012 (150 người). Theo kế hoạch, khóa tiếp theo sẽ tuyển khoảng 180 ứng viên.

VII. Về du lịch

Tháng 4/2005, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản, tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Số lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Năm 2013 có 604.050 lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2014 đạt 222.278 lượt (đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Hàn Quốc), tăng 8,45% so với cùng kỳ năm 2013 (Nguồn: Tổng Cục Du lịch).

VIII. Về văn hoá thông tin

Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập. Đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc hội Việt Nam-Nhật Bản năm 2008 và 2010.

Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã gia hạn nhiệm kỳ Đại sứ Đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản (đến 31/3/2016) và Đại sứ Đặc biệt Nhật Bản-Việt Nam (đến 31/3/2016) cho ông Sugi Ryotaro.

IX. Về giáo dục đào tạo

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: Hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020. Trên cơ sở đề nghị của ta về hợp tác phát triển trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, phía Nhật Bản đã quyết định chọn 4 trường để hỗ trợ nâng cấp là Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội; trước mắt sẽ bắt đầu thực hiện từ Đại học Cần Thơ. Hiện có khoảng 4.000 lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2003-2013. Nhằm tiếp tục triển khai giai đoạn II của Dự án hợp tác này, hai bên sẽ sớm thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu việc mở rộng giảng dạy tiếng Nhật tới cấp tiểu học và mở rộng sang các địa phương khác tại Việt Nam.

Từ tháng 5/2013 thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật Nhật Bản hỗ trợ Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo giáo viên dạy nghề, qua đó, hỗ trợ nâng cấp 6 trường đào tạo nghề tại 5 tỉnh, thành (Hà Nội-2 trường, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 2013, Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký Thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực theo chuẩn nghề nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang giúp ta thực hiện dự án Trung tâm đào tạo logistics khu vực Mê Công.

X. Về lãnh sự

Theo thống kê của Bộ tư pháp Nhật, đến hết năm 2013, tại Nhật có 64.332 người Việt Nam và tại Việt Nam có 11.200 người Nhật. Nhật Bản đã mở Tổng lãnh sự quán tại Tp. Hồ Chí Minh. Phía ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Osaka (3/1997) và Fukuoka (4/2009); Tháng 6/2010, bổ nhiệm 2 Tổng Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Nagoya (tỉnh Aichi) và thành phố Kushiro (Hokkaido).

Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ 1/5/2005.

XI. Về hợp tác địa phương hai nước

Trong những năm gần đây, hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, đã có nhiều tỉnh của Nhật Bản và Việt Nam ký văn bản hợp tác, điển hình như: Hồ Chí Minh- Osaka (2007), Đà Nẵng - Sakai (2009), Hải Phòng - Kitakyushu (2009), Hà Nội - Fukuoka (ký lần hai năm 2013), Thành phố Huế - thành phố Kyoto (2013), Đà Nẵng - Yokohama (2013), Hồ Chí Minh - Yokohama (2013), Đồng Nai - Hyogo (2013), Bà Rịa - Vũng Tàu - Kawasaki (2013), Phú Thọ - Nara (2014).

Bên cạnh đó, giao lưu đoàn các địa phương cũng được tăng cường. Năm 2013, năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật có 17 đoàn vào cấp Thống đốc, Tỉnh trưởng, Chủ tịch các tổ chức kinh tế địa phương, Lãnh đạo các hội hữu nghị các tỉnh Nhật Bản và 21 đoàn ra từ cấp Phó Bí thư hoặc Phó Chủ tịch, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố.
Tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kyoto ký Biên bản hợp tác hữu nghị (3/2014).

Mình có một số thông tin bạn tham khảo nha

22 tháng 9 2017

bạn tóm tắt sơ lược dùm mk đc không, dài như này mk chép mạng cx đc, mk cần gấp lm bài thi ạ

23 tháng 4 2017

Vì đã đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Nó làm sáng ngời chân lí một dân tộc đất không rộng lắm, kinh tế chậm phát triển, quân đội còn non trẻ, trang bị còn ít, nhưng đoàn kết chặt chẽ, có sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, biết vũ trang toàn dân làm chiến tranh nhân dân, được các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng mạnh hơn mình gấp bội.
- Vì đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài , anh dũng chống thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như ở Lào và Campuchia. Nó trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc nước Pháp và các nước tham dự Hội nghị phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, đánh dấu thời kì mới trong cuộc đấu tranh của thế giới.

6 tháng 7 2017

chống pháp chứ ko phải trống pháp ...