Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đâ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, con người lỗi lạc thời trung đại

Điểm tương đồng:

- Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình. Cao Bá Quát là thủ lĩnh của nhân dân Mỹ Lương (Hà Tây) chống lại triều đình

- Huấn Cao và Cao Bá Quát đều có tài viết chữ rất đẹp

Đáp án cần chọn là: A

26 tháng 9 2024

đáp án A nha mọi ng

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng. Ngòi bút của ông thiên về phương châm “vang bóng một thời - ăn chơi trụy lạc - chủ nghĩa xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.

Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả” còn đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.

Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái và ngưỡng mộ như vậy. Chữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thẳng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ”. Đây là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.

Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.

Huấn Cao còn là một người trân trọng tấm lòng thiên lương trong sáng trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gông cùm nhơ bẩn này: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp chân, thiện, mỹ.

Khung cảnh cho chữ hiện lên ở cuối dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vướng xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ảnh khi gấp trang sách lại.

Nhân vật Huấn Cao đã hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.

4 tháng 7 2021

Cám ơn Em...!!!!

1 tháng 2 2016

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940).

 Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về các phương diện nghệ thuật. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao có tài viết chữ. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ thành một môn nghệ thuật được gọi là thư pháp. Có người viết chữ, thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như một thú chơi tao nhã.
             Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải dũng cảm. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả bằng tính mạng của mình.
             Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại, thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý cái tài, cái đẹp rất chân thành của họ. Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình.
             Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
            Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao.      Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao. Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kỳ diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên quản ngục, người xin chữ.
               Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.

Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ…). Có sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do). Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)…

             Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao.
             Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng.  Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu: Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

 

28 tháng 12 2019

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nếu như chúng ta biết đến Nguyễn Tuân với từ "Ngông" qua các tác phẩm trước cách mạng tháng Tám thì sau cách mạng tháng Tám, văn chương Nguyễn Tuân tập trung khai thác con người ở phương diện nghệ thuật, nghệ sỹ. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám. Qua câu chuyện của quản ngục và nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhân vật Huấn cao đẹp đẽ, tài hoa, và cao thượng.

Huấn Cao được nhớ đến là một hình tượng văn võ song toàn. Là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân , tiếng tăm lừng lẫy,khi trở thành tử tù vẫn khiến người ta khiếp sợ vì sự dũng cảm, ngang tàng của mình.Huấn Cao là một kẻ sĩ dám xả thân vì đại nghĩa, dũng cảm đứng về phía nhân dân để chống lại triều đình phong kiến mục nát đựơng thời, trở thành "người đứng đầu bọn phản nghịch", Nhưng dẫu là nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, tài năng của Huấn Cao vẫn không thể bóp méo. Như người xưa nói, "văn kì thanh bất kiến kì hình", Huấn Cao đã bước vào trang văn Nguyễn Tuân như một hình tượng tuyệt mỹ. Bên cạnh đó, Huấn Cao là một người nổi tiếng viết thư pháp đẹp, quản ngục đã nói rằng: chứ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

Trong tâm hồn quản ngục thì Huấn Cao là một çon người "chọc trời quấy nước" coi thường cường quyền bạo lực, "chẳng biết có ai nữa" trên đầu mình. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trựớc cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi dừng tới quấy rầy ta". Chỉ bằng một vài chi tiết nghệ thuật rất chọn lọc về hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một nhân vật Huấn Cao vô cùng đẹp đẽ.

Cái tài của ông Huấn là tài nghệ thư pháp. Là một người "viết chữ rất nhanh và rất đẹp", danh tiếng của ông Huấn đã lan ra khắp một vùng tỉnh Sơn, đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã vang danh bất hư truyền.Mà thư pháp là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu trưng cho văn hóa dân tộc. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải thốt lên: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời." Vốn là một người song toàn văn võ, bên cạnh tài thư pháp còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục", Huấn Cao là cái tên khiến những người trong ngục tù phải dè chừng,e sợ. Trong mắt triều thần, ông là một người cầm đầu bọn phản nghịch, nhưng thực chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều đình vì bảo vệ lẽ phải. Ông chính là hiện thân của một con người kinh bang tế thế, anh hùng cái thế ở đời.

Khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao càng nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Đó là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "Đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ.

Những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Người xưa thường nói "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt" thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây." Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu, không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang nắm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con người của kẻ tử tù ấy thể hiện đúng tinh thần "uy vũ bất năng khuất". Uy quyền trên đầu không thể ràng ép, bạo lực chực chờ không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường và đón nhận lấy cái chết thì khí chất người anh hùng vẫn thế, luôn vững vàng.

Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua cái tâm, của điều "thiện lương" chiếu rọi, làm cho cái đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng giữa chốn tù ngục tối tăm. Sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng đã làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Đây cũng chính là người anh hùng lý tưởng, là cái đẹp mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Cũng chính lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi bất ngờ khi kẻ tử tù trở thành người bậc trên ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, còn quan coi ngục thì lại khúm núm sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao cũng vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn; và của khí phách anh hùng đối với thói quen nịnh bợ, nô lệ.

Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ "liên tài tri kỉ".

Để khắc họa vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ...

Sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù là một thiên lương trong sáng, vững lành, có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ". Một con người ý thức sâu sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Một con người không bao giờ thị tài.

Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác. Điều này được thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Khi chưa hiểu được tấm lòng quản ngục,ông khinh bỉ đến điều, coi thường y như coi thường một kẻ cầm tay đao suốt đời chỉ sống trong nhơ bẩn, sống vì phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra cái "sở nguyện cao đẹp" của y, ông hết sức cảm mến và trân trọng: "Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ." Cũng chính sự thấu hiểu này đã đưa hai con người từ đối đầu thành tri âm tri kỉ.

Nhưng có lẽ tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ - cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Đêm đã khuya, chỉ sáng mai thôi là người tử tù phải vào kinh chịu án chém, nhưng ông Huấn vẫn trút hết tài năng sáng tạo vào ngòi bút và viết ra những con chữ vuông tươi tắn nói lên cái "chí khí tung hoành của đời một con người". Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục thất đầy màng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm lẫm liệt, uy nghi. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, cái chết kề bên, Huấn Cao vẫn "dậm tô nét chữ" trong tư thế của người nghệ sĩ chân chính đang làm chủ lao tù. Tong nhà tù tối tăm ấy, không phải cái đen tối, cái xấu xa đang ngự trị mà là cái đẹp, cái tài hoa đang lên ngôi.Sự thăng hoa của tài năng và bản lĩnh phi thường của ý chí đã đồng hiện và sáng lên trong cảnh cho chữ ấy.

Huấn Cao còn hiện lên thật đẹp ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện, hướng đạo cho những kẻ mê muội, u mê. Lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý, làm cho viên quản ngục cảm động: "vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: - Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

Xây dựng nhân vật Huấn Cao - kẻ sĩ tài tử, anh hùng - nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc hiệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ.

Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao hiện lên thật đẹp đẽ cả tài hoa về văn võ và còn là một người khí phách ngang tàng, thanh cao ngay cả trong ngục tối.

Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân là một tác phẩm được rất quan trọng trong chương trình thi THPT Quốc gia. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm là hình tượng trung tâm và cần được phân tích kỹ lưỡng, khái quát

27 tháng 10 2018

Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:

+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)

+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)

+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)

- Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:

+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả

+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả

19 tháng 3 2017

=> Đáp án B

15 tháng 3 2017

Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.

Các em có thể dựa vào đoạn trích "... Rồi đến một hôm ... Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)

- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.

(Các em có thể dựa vào đoạn: "... Một người tù cổ đeo gông ... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước - Vì sao?)

- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.

28 tháng 10 2017

1. Mở bài

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp

– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao

– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.

– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

2. Thân bài:

– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao

– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục

   + Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng =>khí phách hiên ngang.

– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm

   + “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục

– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.

→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.

3. Kết bài

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp

– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao

18 tháng 2 2017

1. Mở bài

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp

– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao

– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.

– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

2. Thân bài:

– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao

– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục

+ Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng => khí phách hiên ngang.

– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm

+ “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục

– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.

→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.

3. Kết bài

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp

– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao

11 tháng 10 2016

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét cũa một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trẽn đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.

Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“

Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiẽn, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.


 

17 tháng 10 2016

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?

Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông đã khiến ông trở nên chán ghét những khuôn khổ bó hẹp của chế độ phong kiến hủ bại. Các tác phẩm của ông thể hiện sự bất mãn đối với những bất công, ngang trái trong cuộc đời và đối với chế độ đương thời. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”

Những bãi cát dài cứ nối tiếp nhau không bao giờ ngững nghỉ, tựa như chẳng thấy điểm kết thúc. Bốn bề đều là một màu cát trắng, núi và biển. Chỉ thấy màu nắng, màu cát mà thôi. Trong khung cảnh vắng lặng ấy, có một người đang lê từng bước khó nhọc, “đi một bước như lùi một bước”. Giữa thiên nhiên mênh mông, giữa bốn bề cát trắng, con người thật nhỏ bé, cô độc biết bao.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Mặt trời đã lặn, nhưng làm sao có thể dừng bước vì giữa biển cát, biết tìm đâu ra chỗ ngủ cho đêm nay. Một con đường đi, cứ đi, đi mãi mà chẳng thể dừng lại, mà tiếp cũng chẳng biết bao giờ sẽ tới nơi.

Hình ảnh con đương trên cát bất tận, hình ảnh người lữ khách nhỏ bé bất lực giữa thiên nhiên, hay đó chính là con đường công danh mà Cao Bá Quát, cũng như rất nhiều những trí sĩ đương thời đang dấn thân vào. Một con đường đầy gian nan, thử thách, cay đắng, mệt nhọc. Ngay chính nhà thơ, cũng rất lận đận với con đường thi cử, công danh, rất nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ biết chấp nhận.

Bất lực, bế tắc, nhà thơ chỉ biết tự oán:

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Nhà thơ chỉ tiếc mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi, mọi oán hận của thế gian. Mắt không thấy thì tâm không đau. Nhìn người, nhìn mình. Biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường  danh lợi, thế nhưng vẫn cứ dấn thân vào. Rồi càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vì công danh phải vất vả. Vì công danh phải cố bước. Bởi công danh như hơi men rượu, lôi cuốn, hấp dẫn người ta, như hơi men trong gió từ quán rượu, cũng đủ làm người ta say trong mê muội. Vô số người tìm đến rượu, bị rượu hấp dẫn, rồi say trong đó không biết lối ra. Có biết bao người say, có được bao nhiêu người tỉnh táo để không bị cái danh lợi mê hoặc? Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh vói nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?

Người đi trên bãi cát đã quá cùng cực, chán ngán, tuyệt vọng:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”
Người lữ khách loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải tính sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ thì cũng đâu phải ít. Đường công danh là thế, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập. Làm thế nào để được sống như mình muốn trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.

Nhìn bốn bề, chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Nhưng chẳng lẽ đứng mãi nơi cồn cát ấy? Anh còn đứng làm gì trên bãi cát ấy. Hãy đi đi, băng qua núi, băng qua biển, có gian truân, có vất vả nhưng có lẽ sẽ không còn mờ mịt như việc anh đi cứ hoài trên bãi cát kia. Câu hỏi cuối, như dự báo một hành động dứt khoát lựa chọn rời khỏi đường công danh, mà lựa chọn một con đường, một lí tưởng cho riêng mình.

Bài thơ là lời tâm sự, băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn, không cam chịu bó buộc trong những gò bó của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ.

Bạn tham khảo nha!