Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giúp mình với , ai trả lời nhanh nhất sẽ được mình k cho và được kết bạn với mình nha! :)
Ngôi trường mơ ước của em là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi.Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Em rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.
“Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.
Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.
Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.
Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.
Hình như, có nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.
Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình. Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.
Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.
Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.
Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.
Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.
Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi, hy vọng là như vậy.
Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.
Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 6, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Khung cảnh đó trông thật là lẫm làm sao !
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.
Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Tất cả các bức tường trong đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Thấm thoắt đã hơn bốn năm ngồi trên chiếc ghế trường tiểu học. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.
Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.
Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này
~Hok tốt!`
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Lê Thanh Nghị, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.
Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm mầm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè, bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.
Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.
Bạn tham khảo ạ:
Trường Tiểu học Tô Hiến Thành là ngôi trường em đang theo học. Với em, ngôi trường như ngôi nhà thứ hai. Ở đó có thầy cô như những người cha người mẹ, những người bạn hiền như những người anh chị em. Ngôi trường em rất đẹp và khang trang. Sân trường được lát gạch màu đỏ và có một trước bạt đủ màu sắc để che nắng cho chúng em vui chơi. Trên sân trường trồng nhiều loại cây như cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát xanh rì. Lớp em đang học nằm trên tầng hai, là lớp 5A. Cô giáo chủ nhiệm lớp em năm nay tên là Miễn. Cô rất xinh và hay mặc chiếc váy công sở rất đẹp, trang nhã. Lớp của chúng em rất đoàn kết và hay tham gia phong trào của trường. Em rất yêu ngôi trường, lớp học của mình.
Cre: mạng
Ngôi trường hiện tại của em đang học là Trường tiểu học Đình Bảng 1.Ngôi trường này khá cũ nhưng nó đem lại rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ đối với em. Tường ngôi trường em có màu vàng, mái nhà có màu đỏ . Trường em được chia là 4 dãy, dãy A,B,C,D, mỗi dãy có 2,3 tầng.Sân trường em rộng rãi khoảng hơn 100 m2. Phía sân sau có một sân bóng, nơi đây đã có nhiều trận bóng đá của các học sinh tiểu học diễn ra rất sôi nổi. Em rất yêu ngôi trường của em
Nhớ k mik nha!!!!
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.
Bạn tham khảo nhé !
Suốt mấy hôm nay, em đang sống trong những ngày cuối cùng với tư cách là một học sinh của ngôi trường tiểu học Kim Đồng yêu dấu. Bởi chỉ ít ngày nữa thôi, em sẽ phải rời xa nơi đây, để đến với một ngôi trường mới.
Trước thời khắc ấy, trong em có biết bao cảm xúc thật khó tả. Đầu tiên chính là vui sướng. Em đã học tập vất vả, trải qua những giờ thi căng thẳng để được đỗ vào trường cấp 2 yêu mến. Giờ đây ước mơ đã thành hiện thực, niềm vui sướng vỡ òa trong trái tim em. Thế nhưng, nhiều phần hơn lại chính là nỗi buồn. Buồn vì phải xa mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè đã gắn bó suốt năm năm qua. Từ khi bắt đầu, đã biết sẽ có ngày này, nhưng sao khi nó đang đến thật gần thì lại buồn đến thế.
Rồi đây, em sẽ không được học những giờ Toán với thầy Bình khó tính. Sẽ không được nghe cô Mi kể chuyện mỗi tuần. Và sẽ không được cùng các bạn đến lớp từ sớm để tưới cây, lau bảng. Mỗi chiều tan học, sẽ không được cùng các bạn lê la ở quán ăn vặt trước cổng trường. Tất cả, sẽ chỉ còn là kỉ niệm. Em sẽ nhớ lắm! Nhớ hàng ghế đá, cây cao che mưa chắn gió những giờ ra chơi. Nhớ sân trường rộng với những bồn hoa nhỏ rực rỡ sắc bông mười giờ. Nhờ những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên mái nhà. Nhờ mùa hoa phượng đỏ rực mỗi tháng tư. Và nhớ nhất, chính là những thầy cô luôn yêu thương, quan tâm em, cùng những người bạn luôn ở cạnh bên dù vui dù buồn.
Thế nhưng, em chắc chắn sẽ nhớ và giữ mãi những kỉ niệm ấy. Em sẽ dành thời gian để trở về thăm trường, thăm thầy cô, bè bạn. Bởi tuy không còn được học cùng nhau nữa, thì giữa chúng em vẫn còn tình cảm chân thành khó phai mờ.
Thời gian thấm thoát thoi đưa thật nhanh. Thế là năm năm học đã dần trôi qua. Tôi lại sắp phải xa mái trường. Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.
Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mật đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp. Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.
Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá! Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.
Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.
Tả ngôi trường lúc giờ phút chia tay lớp 5 - Mẫu 2
Ve ve! Ve ve… Bản nhạc mùa hè của những chú ve đã ngân lên rộn rã. Ở một góc sân trường, phượng vĩ thắp đèn đỏ rực trên những tán lá xanh như báo hiệu một mùa chia tay sắp đến…
Có cái gì nghèn nghẹn nơi lồng ngực không thể nói ra bằng lời. Thời gian sao trôi nhanh quá! Ngày mới bước vào trường tiểu học mang tên vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, chúng em còn là những cô cậu học trò nhỏ bé với bao điều bỡ ngỡ, mới lạ. Khi đó, như những chú chim non từ khắp nơi bay về tụ hội tại ngôi trường này, chúng em còn rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ, nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến của thầy cô làm cảm giác gần gũi, ấm áp chợt dấy lên trong lòng chúng em.
Lặng lẽ như những dòng sông đem phù sa bồi đắp cho cuộc đời, nghiêm khắc mà bao dung vị tha, thầy cô dạy cho những tâm hồn thơ ngây, non nớt của chúng em bài học làm người “Tiên học lễ, hậu học văn”, cho chúng em cơ hội tự sửa đổi mình để trở thành con ngoan trò giỏi, thầy cô đã chắp cánh cho chúng em bay vào bầu trời tri thức. 5 năm đã đi qua, chúng em thấy mình lớn lên từng ngày. Công lao của thầy cô, em luôn tạc dạ ghi tâm.
Em biết mình không thể báo đáp hết công ơn cao cả ấy, nên tự nhủ với lòng phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới. Đó là đóa hoa đẹp nhất mà chúng em dành tặng thầy cô. Ve ơi đừng kêu nữa! Đừng ngân lên khúc nhạc du dương đẫm buồn ấy nữa! Bởi lẽ, khi khúc nhạc ấy vang lên thì cũng là lúc giây phút chia tay đã đến.
Thầy cô ơi! Giờ đây, chúng em phải xa thầy cô thật rồi. Không còn nghe giọng ấm áp của thầy, lời thiết tha, trìu mến của cô mỗi lúc giảng bài. Mặc dù vậy, chúng em sẽ không bao giờ quên công lao thầy cô. Và em xin hứa sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy cô bao năm qua đã dày công dạy dỗ. Em xin chúc thầy cô sẽ luôn mạnh khỏe, sẽ mãi là người soi sáng con đường ước mơ và hoài bão cho những thế hệ đàn em sau này. Tham khảo thui đừng chép ó
Học Tốt #HT#