Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.
Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”
Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.
Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.
Chúc bn hk tốt
bạn ơi viết thành một bài tập làm văn hay chỉ nói về nó thôi .
Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ .Chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
tham khảo
Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.
''Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời..... ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.. Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm
Nhan đề'' Sống chết mặc bay'' là nói về thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo, bằng nhan đề này tác giả Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ của nhân dân và sự tán tận lương tâm của bọn quan lại vô trách nhiệm