Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: δU = A + Q
Qui ước dấu:
+ Q > 0 vật nhận nhiệt lượng
+ Q < 0 vật truyền nhiệt lượng
+ A > 0 vật nhận công
+ A < 0 vật thực hiện công
Đáp án: A
Phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu + Qtỏa = 0 hay Qthu = -Qtỏa
<=> |Qthu| = | Qtỏa|
Định nghĩa : Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích của độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời của điểm đặt trên phương của lực.
* Biểu thức : A = F.s.cosα.
Trong hệ SI, đơn vị công là Jun (J): 1 Jun là công thực hiện bởi lực có cường độ 1N làm dời chỗ điểm đặt của lực 1m theo phương của lực.
Công phát động và công cản:
Công A là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số tùy thuộc vào dấu của cosα:
Nếu α nhọn thì A > 0 gọi là công phát động.
Nếu α tù thì A < 0 gọi là công cản.
Nếu α = π 2 thì A = 0.
Công thức nhiệt hóa hơi của chất lỏng:
Q = Lm với L : nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
m : khối lượng phần chất lỏng đã biến thành hơi (kg).
Nhiệt nóng chảy Q: là nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy.
Công thức: Q = λm với λ là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg), m là khối lượng của chất rắn (kg)
Bài làm.
Nguyên lí thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bản loàn và chuyển hoá năng lượng vào các hiện tượng nhiệt. Sau đây là một trong nhiều cách phát biểu nguyên lí này.
Độ biên thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.
ΔU = A + Q
Với quy ước về dấu thích hợp, biểu thức trên có thể dùng để diễn đạt các quá trình truyền và chuyển hoá năng lượng khác như vật truyền nhiệt, vật thực hiện công, vật thu nhiệt và thực hiện công...
Có những cách quy ước về dấu của nhiệt lượng và công khác nhau. Sau đây là quy ước dùng trong sách này
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng;
A > 0: Hệ nhận công;
A < 0: Hệ thực hiện công.