Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự
Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…
b, Bố cục văn bản
+ Đoạn 1 (từ đầu… tư tưởng ấy): tri thức là sức mạnh
+ Đoạn 2 (tiếp… xuất khẩu gạo trên thế giới): chứng minh tri thức tạo nên sức mạnh làm nên cách mạng
+ Luận điểm: Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2. Câu đầu đoạn 3
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng mục đích
- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ
- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống
- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.
Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học
+ Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .
+ Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả
+ Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…
Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
- Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.