K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2017

Ý nghĩa đoạn kết truyện

    + Là diễn biến tất yếu xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của chuyện: người dân lâm vào cảnh chết đói, đã đứng lên đấu tranh phá kho thóc Nhật

    + Nhân vật Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Minh

- Đoạn kết mang tư tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, tư tưởng này không chỉ có cảm thông, thương xót mà còn hướng tới việc đấu tranh giải phóng bản thân

    + Xuất phát từ quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhân vật, hoàn cảnh, tính cách theo hướng vận động đi lên tươi sáng hơn

12 tháng 5 2017

- Đoạn kết là diễn biến tất yếu của mâu thuẫn nội tại của câu chuyện: người dân đang bị lâm vào cảnh chết đói còn nghe tiếng thống thúc thu thuế của chính quyền. Vì vậy, nhân vật như Tràng đã nghĩ đến lá cờ Việt Minh.

- Đoạn kết còn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới - nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng này không chỉ có thương xót, cảm thông với nạn nhân của chế độ xã hội, mà còn hướng tới việc để cho nạn nhân đấu tranh tự giải phóng mình. Đó cũng là quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa (truyện được hoàn thành từ năm 1955, phân biệt với các tác phẩm hiện thực phê phán), theo đó các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh... đều trong xu thế vận động đi lên, một sự vận động hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

30 tháng 5 2018

- Đoạn kết là diễn biến tất yếu của mâu thuẫn nội tại của câu chuyện: người dân đang bị lâm vào cảnh chết đói còn nghe tiếng thống thúc thu thuế của chính quyền. Vì vậy, nhân vật như Tràng đã nghĩ đến lá cờ Việt Minh.

- Đoạn kết còn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới - nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng này không chỉ có thương xót, cảm thông với nạn nhân của chế độ xã hội, mà còn hướng tới việc để cho nạn nhân đấu tranh tự giải phóng mình. Đó cũng là quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa (truyện được hoàn thành từ năm 1955, phân biệt với các tác phẩm hiện thực phê phán), theo đó các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh... đều trong xu thế vận động đi lên, một sự vận động hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

21 tháng 8 2016

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
8 tháng 6 2016

1. Tình huống truyện:

- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.

- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.

- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.

2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ

          Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.

    a. Nhân vật người chồng:

- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…

- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.

 - Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"

=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo  lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.

    b. Nhân vật người vợ:

- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.

    àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:

   + Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.

   + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”

   => Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.

    c. Nhân vật chánh án Đẩu:

 Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.

    d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:

=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống

- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.

- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.

- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.

    => Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.

 

8 tháng 6 2016

Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a.    Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ
–    Nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, trong một lần cần chụp ảnh cảnh biển trong sương sớm cho bộ lịch năm mới. các đồng chí cấp trên đã sắp xếp cho anh một chuyến đi công tác về biển nơi có bạn anh là Đẩu làm ở đó. 
–    Phùng đến bên biển trong buổi sớm đó và phát hiện ra một cảnh đẹp tuyệt mỹ “một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ”
–    “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe…chiếu vào”
–    “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con…vào bờ”
–    Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
–    Tác giả gọi đây là cảnh đắt trời cho, diễm phúc lắm mới được gặp một lần
–    Tác động của bức tranh tới người nghệ sĩ:
•    Bối rối trong trái tim như có cái gì đang thắt lại
•    Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện
•    Khám phá khoảnh khắc trong ngần của cuộc đời
•    Phát hiện ra bản chất của cái đẹp chính là đạo đức
->    Như vậy có thể nói cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người
b.    Phát hiện về hiện thực nghiệt ngã
–    Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là người phụ nữ xấu xí, chân đi chữ bát, tà áo rách rưới, khuôn mặt thì chằng chịt giỗ. Người đàn ông to cao vạm vỡ nhìn hung dữ. Và thế rồi cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt người nghệ sĩ: người chồng lấy thắt lưng đánh tới tấp vào vợ, người vợ thì chỉ biết cam chịu. thằng con ở đâu chạy đến cầm dao đam vào bố nó bị bố nó đánh một cái ngã lăn ra
->    Chứng kiến cảnh tượng ấy nghệ sĩ Phùng lại nhận ra một điều cuộc đời không đơn giản xuôi chiều như những gì ta thấy. Nó chứa đựng nhiều nghịch lý.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập
->    Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài. Khi nhận xét đánh giá cần phải nhận xét một cách đa chiều

6 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

b) Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu

* Vị trí của cây xà nu

- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

+ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”

+ “bát ngát đến tận chân trời”

+ “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”...

- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.

+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

 

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:

+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

9 tháng 3 2018

Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng

    + Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng

    + Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai

Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”

    + Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán

    + Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng

→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.

25 tháng 11 2019

b, Cảnh xà nu dưới tầm đại bác: nơi hứng chịu mọi sự tàn phá của đại bác Mĩ, đầy đau thương, chết chóc nhưng vẫn vươn lên với sức ống mãnh liệt, biểu trưng cho cuộc sống, con người, phẩm chất người làng Xô Man

3 tháng 3 2016

-Vạch trần sự u mê, lạc hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc  chữa được bệnh lao .

-Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .

11 tháng 3 2016

1. Truyện “Vợ nhặt” ra đời năm 1954, lấy cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” (viết năm 1945, bị mất bản thảo) của tác giả. Tác phẩm được in trong tập truyện”Con chó xấu xí”

2. “Vợ nhặt” là nhan đề đắc sắc, gây ấn tượng, khó quên là nhờ cách đặt nhan đề. Tác giả ghép một từ “vợ” chỉ người và từ “nhặt” liên quan đến đồ vật

3. Nhan đề “Vợ nhặt” có ý nghĩa sâu sắc. Do cách đặt như vậy, nên con người lập tức bị đồ vật hóa. Con nhười như những sự vật nhỏ bé, tầm thường, kém giá trị ( cái rác...) chỉ cần nhặt là có -> Ý nghĩa nhan đề : Thể hiện thân phận rẻ rúng của người nông dân trong nạn đói.

4. Ý nghĩa nhan đề có sự phù hợp với nội dung câu chuyện và giá trị tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện có chuyện anh cu Tràng qua vài bận tầm phơ tầm phào đã nhặt được vợ chỉ với 4 bát bánh đúc và 1 câu nói đùa.Và tác phẩm đã thể hiện niềm cản thông sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh và số phận của người nông dân trong nạn đói.

=> Vợ nhặt là nhan đề có ý nghĩa sâu sắc, độc đáo.

11 tháng 3 2016

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

30 tháng 10 2018

Tình huống truyện là lời tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.

Đáp án cần chọn là: D