Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :
Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói :
Không có kính không phải vì xe không có kính
Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.
Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.
Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo :
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế.
Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè
Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này.
Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại.
Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt.
Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào !
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này !
Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX.
Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe.
Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ.
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong.
Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế.
Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.
Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”.
Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.
Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy).
Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa.
Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng.
Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.
Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được !
Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.
Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
BÀI THƠ: TỰ HÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM
Tác giả: Mai Ngọc Thoan
BÀI THƠ: CHÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM
Tác giả: Phan Hạnh
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!
- Chủ đề:
+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.
+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.
+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.
mọi người ơi giúp em với,cảm nghĩ của em về bài ca dao than thân,yêu thương tình nghĩa khổ thơ thứ 6
Khách
Mở bài
- Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời cua bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.
Thân bài
– Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.
+ Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
+ Hoài bảo lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”.
– Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:
+ Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.
+ Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằngà hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt
+ Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu”.
+ Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.
=> Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước òng ôn còn ghi bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.
– Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng,gợi cảm.
Kết bài
- Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nướ và niềm tự hào dân tộc, tự hào vè truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyên thống dan tộc của tác giả.
Bô lão
Phân tích nhân vật bô lão
-Nhân vật bô lão ở đây có thể là người dân địa phương hoặc là những nhân vật hư cấu
- xét về các chiến công trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão
> quân đội nhà Trần : oai hùng, mang khí thế mạnh mẽ, sẵn sàng xông trân
> bọn giặc: kiêu căng, huênh hoang, mang dã tâm cướp nước ta nhưng đã thất bại thảm hại.
- qua lời bình các bô lão ta thấy yếu tố con người rất quan trọng trong việc tạo nên cuộc chiến thắng. mượn một số điển tích điển cô trong lịch sử để ca ngợi chiến công của quân ta
" đây là nơi chiến địa buổi..........
cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng thao......"
- ca ngợi trần quốc tuấn có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Lời ca của các bô lão như bản tuyên ngôi chân lý
" những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh"
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.
Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao
“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.
“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”