Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.
^HT^
Câu 1: Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?
A. Một. C. Nhiều tiếng
B. Hai. D. Hai tiếng trở lên
Câu 2: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Một bông hoa.
B. Cô gái ấy.
C. Tất cả những bông hoa trong khu vườn ấy.
D. Đoàn xe của .
Câu 3: Sách Ngữ văn 6 tập I giải thích: Sơn Tinh: thần núi; Thủy Tinh: thần nước. Là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Không theo ba cách trên.
Câu 4: Có bao nhiêu cụm động từ trong đoạn văn sau:
“Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”
A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.
kình kịch (dt) là Tiếng chạm liên tiếp vào những vật rắn như gỗ, đất, đá
tai ngược (tt) là đanh đá
dung hạnh (dt) là hai trong số 4 đức tính của người phụ nữ theo quan niệm thời xưa.
dơ dáng (tt) là Trơ trẽn, không biết xấu hổ.
Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó.
Những từ in đậm lad quan hệ từ.
Chúc bn hok tốt!!!
Xác định DT , ĐT , TT , quan hệ từ trong đoạn văn sau :
Sau bốn năm trồng rừng , lượng hải sản tăng nhiều và các loại chim nước cũng trở nên phong phú . Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vui mừng vì rừng ngập mặn được phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều .
DT: rừng,hải sản,chim nước,nhân dân,rừng ngập mặn,đê điều
ĐT: trồng,tăng,phục hồi,tăng ,bảo vệ
TT: phong phú,nhiều,vững chắc
QHT: và,đã,vì,cũng
DT: rừng, hải sản, chim nước, nhân dân, địa phương, rừng ngập mặn, đê điều.
ĐT: trồng, tăng, vui mừng, phục hồi, tăng, bảo vệ.
QHT: và, đã, vì,cũng.
danh từ là: thuyền,Ba Bể,núi,hồ,lá,rừng,gió,tiếng,lòng,tiếng chim,
động từ là: chầm chậm,dựng,ngân,họa,vào
tính từ là: cheo leo,se sẽ, lặng im
quan hệ từ là: với,với