K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

aHọc ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

câu b mình ko biết

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

9 tháng 2 2020

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

9 tháng 2 2020

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂNPHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:- Học ăn, học nói, học gói, học mở- Không thầy đố mày làm nên- Học thày không tày học bạnCâu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sauCâuNội dungNghệ thuậtGiá trị thực tiễn1   2   3   4   Câu 3. Trong những câu trên,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thày không tày học bạn

Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?

Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau

Câu

Nội dung

Nghệ thuật

Giá trị thực tiễn

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?

Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn  nhau về nội dung không? Vì sao?

Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?

Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có  cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

      Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.

* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

- Mở bài:

+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

+ Khái quát về quan điểm của bản thân.

- Thân bài

+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.

+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook

+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook

+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ

• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.

• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.

- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0
UBND QUẬN HẢI ANTRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNKHỐI LỚP 7 Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô...
Đọc tiếp

UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI LỚP 7

 

Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.

     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:

 

I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:

                           Tấc đât, tấc vàng

 

                                                                               (Ngữ văn 7 – tập 2)

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?  Nêu khái niệm thể loại đó?

Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?

Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

 Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

ĐỀ 2

Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:

Thương người như thể thương thân                                                                                           (Ngữ Văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?

Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6  Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 7.  Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương

*Dặn dò:

- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.

- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.

- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….

Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !

 

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

   NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7

                                Đã ký

 

 

 

 

                                     Đã ký

 

 

                                        XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Ngọc Huyền

em nhiều bt woá

 giúp em vs!!!

0
16 tháng 4 2020

câu 1:

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

câu 2:

Tục ngữ

                                     Ý nghĩa

                   Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt.

e) Tấc đất tấc vàng

h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống.

 i) Nhất thì, nhì thục.

Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

                   Những câu tục ngữ về con người và xã hội

a) Một mặt người bằng mười mặt của.

b) Cái răng, cái tóc là góc con người.

 c) Đói cho sạch, rách cho thơm.

 d) Học ăn, học nói, học gói , học mở.

 e) Không thầy đố mày làm nên.

g) Học thầy không tày học bạn

h) Thương người như thể thương thân.

 i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

16 tháng 4 2020

Câu 1: 

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 2: 

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.