Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ở hiền gặp lành
- Gieo gió gặp bão
- Gieo nhân nào gặt quả ấy
- Sống có đức mặc sức mà ăn
- Qua cầu rút ván
- Ăn cây nào rào cây nấy
Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.
Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng.
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”
Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta.
I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
– Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.
– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.
– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.
2. Tả chi tiết
– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.
– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.
– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.
– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.
– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.
III. Kết bài
- Nhận xét về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
Tả cảnh đêm trăng:
* Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm... Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.
Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua...vẫn...vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống:
Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời.
Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng...) Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính mình.
Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất.
Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin...
3. Bài học:
Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con ngườ
cách làm thôi . còn bạn tự ziết nhá
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?
Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
.Ở.... hiền..gặp...lành
..Gieo....gió....gặp....bão
..Gieo...nhân nào..gặp..quả ấy
..Sống....có đức mặc sức mà..ăn....
...Qua......cầu....rút..ván
...Trồng...cây nào....rào....cây nấy
Ở hiền gặp lành
Gieo gió gặp bão
Gieo nhân nào gặp quả ấy
Sống có đức mặc sức mà ăn
Qua cầu lướt ván
TRồng cây nào rào cây ấy.
CHúc bạn hc tốt!