Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.
Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...
Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.
Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...
Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.
Mỗi khoảnh khắc, hình ảnh trôi qua trước mắt ta đều mang một thông điệp sâu sắc của cuộc sống. Bất chợt, một cơn mưa mùa thu gợi cho ta bao mộng ước, một chiếc lá khẽ rơi đem đến cho con người những suy ngẫm về cuộc đời. Và một cánh diều bay lưng trời cũng đủ đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm của tuổi thơ.
Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng 10, tháng 11 là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà, có đứa vội đến mức không kịp thay quần áo và ăn cơm mà ngay lập tức mang diều ra những cánh đồng đã gặt ở gần nhà để chơi. Chúng tôi mê thả diều đến tối mịt mà vẫn chưa về, đợi đến khi ba mẹ xách roi ra gọi mới chịu về.
Rặng tre, bờ ruộng thường là nơi bọn trẻ con xóm tôi tụ tập để làm diều. Khung diều thường được làm từ tre. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy.
Sau khi uốn khung xong, người ta dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ta buộc dây vào diều và mang ra đồng.
Làm diều phải tỉ mỉ là vậy nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, rất đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, người thả phải “chạy mồi” một quãng.
Khi diều bay lên không trung, ta sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì ta cố định dây lại. Những đứa trẻ trong xóm tôi thường hay tụ tập với nhau để thi thả diều. Con diều nào bay cao nhất thì chủ nhân của nó sẽ được tôn làm đại ca
Tôi nhớ mãi hình ảnh thằng An năm nào. Nó thắng cuộc trong một lần thi thả diều nhưng rồi diều của nó lại bị đứt dây và bay đi mất hút. Nhìn nó tiếc đứt ruột mà bọn tôi không sao nhịn được cười.
Sau cuộc thi, tôi hay nằm nghỉ bên những đám rạ người ta vừa mới gặt. Không có cái cảm giác nào thú vị bằng việc nằm ngửa bên rạ, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Đó dường như đã trở thành một cái thú vui của trẻ con thôn quê như chúng tôi mà trẻ em ở thành thị ít có được.
Bây giờ, trẻ con, dù ở nông thôn hay thành thị cũng không phải vất vả làm diều như chúng tôi ngày xưa vì ở chợ, người ta bán cả diều đã được làm sẵn. Những con diều này đẹp, to hơn, nhiều màu sắc và cũng đa dạng hơn về hình dáng các con vật. Không gian thả diều cũng không còn được rộng rãi, thoáng đãng như trước bởi những cánh đồng giờ đã biến thành vuông tôm, khu dân cư đông đúc.
Những đứa trẻ cùng nhau thả diều năm nào giờ đã khôn lớn, mỗi đứa mỗi nơi. Không biết có còn ai nhớ đến những kỉ niệm của ngày xưa không nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu – cái thời “tuổi thơ con thả trên đồng".
thay đổi một số câu cũng được kick nha
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.
Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...
Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.
Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...
Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây
Một trong những cảnh đẹp mà em thích nhất đó chính là cảnh trời chiều trên biển.
Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại chiếu trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu cảnh trời mây. Trời biển một màu. Biển thơ mộng và trong xanh êm ả, có hàng dương reo khúc nhạc chiều, trời như khoác một tấm áo choàng xanh thẳm. Bầu trời như mặt biển mênh mông. Từng mảng mây trắng nhởn nhơ, trôi dạt về một phía trông như những đợt sóng biển vỗ bờ.
Giữa không gian thơ mộng ấy hiện ra những; cánh diều lơ lửng. Nào là diều cá mập, diều rồng, diều Cánh bướm..,. Chúng được buộc bằng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình, chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời cao vợi. Diều như cá lượn trên mây, lướt trên sóng, lúc ẩn lúc hiện. Nhìn diều bay mà tưởng chừng như những cánh buồm giăng lưới trên mặt biển. Gió nâng cánh diều lên. Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh, xoay mình trên mặt nước long lanh. Diều no gió chẳng khác nào buồm xuôi trên biển cả, lúc ẩn, lúc hiện.
Đẹp quá sức tưởng tượng! Trời biển giao hòa. Biển như đang ở trên bầu trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên. Phong cảnh đó đẹp có khác gì một bức tranh sơn thủy?
Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kỳ diệu. Nó đã đôi lần theo em vào tận giấc mơ.
SO SÁNH: mẹ với cò
HOÁN DỤ: nắng, mưa, bốn mùa gió sương chỉ sự khổ cực dãi dầu
ẨN DỤ: cõng nghĩa là "gồng mình chịu đựng một tải khối rất nặng đè lên thân người"
---
Trong ca dao tục ngữ VN con cò thường được ví làm hình ảnh cực nhọc của người phụ nữ nuôi con, như ta thấy trong bài:
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tui nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Trong câu ca dao này cũng thế. Hình ảnh con cò lại được ví với mẹ. Nhưng trong ý so sánh có tăng phần vất vả cho người mẹ hơn. Với con cò nó chỉ cõng 2 hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt là lắng và mưa, còn người mẹ bị chất oằn thiên nhiên khắc nghiệt hơn cả con cò với 4 mùa, 365 ngày gió sương
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
mk mong đừng ai làm như vậy ^_^
Gió là một trong những hiên tượng thiên nhiên kì thú,với sức mạnh phi thường,gió uốn lượn trên cao,gió nâng đỡ cho những cánh chim,gió vượt sông dài biển rộng,cõng nước làm mưa.Gió thật phi thường.Gió giúp các bác nông dân có vụ mùa bội thu,giúp các cánh đồng muối trắng sớm được thu hoạch.không những thế,gió còn giúp những cánh buồm ra khơi an toàn rồi trở về với những thuyền đầy cá.Gió phi thường như thế đấy các bạn ạ!
tôi không biết vì tôi ngu dốt và tôi chỉ biết chơi game phai phai