Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Lễ độ: Thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc.
Cảnh cáo: Báo cho biết phải từ bỏ hành vi sai lầm hoặc không chính đáng của mình, nếu không sẽ bị xử trí, trừng phạt.
Quằn quại: Vặn mình, vật vã vì quá đau đớn.
Hối hận: Lấy làm tiếc và cảm thấy đau khổ day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình.
~Std well~
#K_Miin
- Lễ độ : cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Hình phạt cảnh cáo : đc áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
- Quằn quại : vặn vẹo và lăn lộn mk.
- Hối hận : lấy làm tiếc và cảm thấy đau lòng, day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình.
#An
-Cô bé cứ vênh váo làm người khác nhìn vào bảo là hổn láo
-Chạy được một đoạn đường dài thì nhỏ Trang cứ thở hổn hển,đòi bỏ cuộc.
-Không biết cái bụng tôi hôm nay như nào,mà nó cứ đau quằn quại.
-Hôm chia tay giả từ ngôi trường cấp 2 thân yêu, tôi và lũ bạn khóc nức nở.
-Tôi lấy hết can đảm, sẵn sàng cho cuộc chơi đầy thách thức
-Trong lúc đau đớn , tuyệt vọng ấy, nhỏ bạn thân là người đã an ủi động viên tôi
------Chúc bạn học tốt--------
Tôi khóc òa lên rồi cứ thế nức nở mãi
Chạy bộ đường dài làm tôi thở hổn hển
Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi học sinh giỏi ngày mai
Lòng tôi đau đớn khi nghe tin bà tôi đã qua đời.
Chúc bạn học tốt!
Năm ấy là năm “đói mòn, đói mỏi”, ở làng tôi người ta đi làm ăn xa gần hết, chỉ còn sót lại vài người già, và trẻ nhỏ. Tôi là con của ông Giáo, thường ngày thấy bác Hạc qua chơi, trò chuyện thâm tình với ba tôi, nên tôi cũng quý bác ấy lắm.
Nghe ba kể rằng: Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai.
Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.
Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa.
Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy.
Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!
Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.
là tụi nó coi thường những nghười nhỏ tuổi
nếu sai thì thông cảm nha!
mình tham khảo nha
Người ta thường nói “Sức chịu đựng của con người có giới hạn”, mà đâu chỉ riêng con người, vạn vật đều giống như thế. Cái gì cũng “một vừa hai phải” thôi, căng quá thể nào cũng bị vỡ cho mà xem. Tục ngữ có câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” mà. Khi mọi chuyện đạt đến giới hạn thì tự nhiên sẽ sinh ra những phản ứng khiến người ta phải bất ngờ.
Tất cả đều mang giới hạn của riêng mình
Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” cũng không còn xa lạ gì nữa với người dân Việt Nam, thậm chí nó còn được sử dụng với tần suất rất thường xuyên. Con giun thường rất thẳng nhưng nếu chúng ta cứ mãi chọc ghẹo, giày xéo nó thì cũng sẽ đến lúc nó không chịu nổi mà quằn mình lại. Giống như con người, vượt qua giới hạn lại sẽ như biến thành một người khác.
“Con giun xéo lắm cũng quằn”
Có những người bình thường rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình. Tại sao nói như vậy? Vì họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và không có sức sát thương đối với ai. Chúng ta gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cảm xúc của họ. Để đến một ngày, mọi chuyện dần đi quá giới hạn thì những nhân vật đó lại trở nên thay đổi khiến bạn ngạc nhiên. Trước mắt chúng ta, họ như một người khác, một người mình chưa quen.
Thật ra, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống, một quy luật “bất di bất dịch” mà thôi. Quả bóng căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy vò nát cũng chẳng thể phẳng phiu lại như ban đầu và lòng người đã mất niềm tin thì cũng không cách nào lấy lại được,….Chúng ta phải chấp nhận và xem nó như một phần của cuộc sống.
Có những người bình thường rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình. Tại sao nói như vậy? Vì họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và không có sức sát thương đối với ai. Chúng ta gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cảm xúc của họ. Để đến một ngày, mọi chuyện dần đi quá giới hạn thì những nhân vật đó lại trở nên thay đổi khiến bạn ngạc nhiên. Trước mắt chúng ta, họ như một người khác, một người mình chưa quen.
Có thể bạn quan tâm “Không có lửa làm sao có khói”
Thật ra, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống, một quy luật “bất di bất dịch” mà thôi. Quả bóng căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy vò nát cũng chẳng thể phẳng phiu lại như ban đầu và lòng người đã mất niềm tin thì cũng không cách nào lấy lại được,….Chúng ta phải chấp nhận và xem nó như một phần của cuộc sống.
Người nông dân ngày xưa mang thân phận được xem là thấp nhất, có thể nói là dưới đáy của xã hội. Họ đã chịu biết bao vất vả, cay đắng và tủi nhục để sống và đấu tranh. Sống không riêng vì bản thân mình mà còn là vì những người mình thật sự yêu thương. Đã từng có lúc nghĩ sẽ sống mãi một đời lầm lũi như thế, nhưng khi mọi sự chịu đựng đạt đến giới hạn, họ đã vùng lên. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, bị áp bức mãi cũng khiến con người ta không thể chịu được nữa và đấu tranh là kết quả tất yếu mà thôi.
Em tham khảo một số khái niệm dưới đây:
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác.
Cảnh cáo là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự, áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt.
Quằn quại là hành động vặn cong mình vì quá đau đớn.
Hối hận là sự tiếc nuối và đau lòng day dứt vì nhận ra điều lầm lỗi của mình.
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác
Cảnh cáo là báo trước cho biết việc nguy cấp có thể sẽ xảy ra
quằn quaị vặn mình, vật vã vì quá đau đớn
hối hận lấy làm tiếc và cảm thấy đau khổ day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình