Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giả sử M có vectơ \(\overrightarrow{A_1}\) , N có vectơ \(\overrightarrow{A_2}\)
Khi đó khoảng cách MN có vectơ \(\overrightarrow{A}=\overrightarrow{A_2}-\overrightarrow{A_1}\)
mà A=10=\(\sqrt{A_1^2+A_2^2}\) nênM, N vuông pha.
Tại vị trí M có động năng bằng thế năng thì \(x_M=\frac{A_1}{\sqrt{2}}\) , do N vuông pha với M nên khi đó \(x_N=\frac{A_2}{\sqrt{2}}\) suy ra tỉ số động năng của M và N = \(\frac{x_M^2}{x^2_N}=\frac{9}{16}\)
16. Vì chu kì dao động là 2s, mà sau khi dao động 2,5s vật ở li độ cực đại --> sau 0,5s vật cũng ở li độ cực đại --> Ban đầu (trước đó 1/4 chu kì) vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương --> Chọn A.
17. Tương tự câu 16. Tại thời điểm 3,5s vật ở đi độ cực đại, nên trước đó 2 chu kì, ứng với thời điểm 0,5s vật đang ở li độ cực đại. Do đó ban đầu (trước đó 1/3 chu kì) vật ở li độ -A/2 và chuyển động theo chiều dương. Chọn C.
18. Tương tự, Thời điểm 4,25s vật ở li độ cực tiểu --> 0,25s vật cũng ở li độ cực tiểu --> Ban đầu (trờ về trước 1/8 chu kì nữa) vật ở li độ \(-A/\sqrt 2\) và chuyển động theo chiều âm. Chọn B
P/S: Tất cả những suy luận ở trên là áp dụng phương pháp véc tơ quay bạn nhé.
Chúc bạn học tốt với hoc24.vn
Đáp án B nhé Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc và sự chênh lệch tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng(chứ không phải phụ thuộc vào tần số của ngoại lực) , sự chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn, và đến khi tần số ngoại lực bằng ts dao động riêng thì biên độ đạt cực đại nhé