K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2019

em nghĩ là em ảo tưởng ạ

20 tháng 4 2019

em là người có quyền lực nhất

25 tháng 11 2019

Câu này :

tron các câu sau câu nao sai phát hiện và sủa lỗi :

Đầu câu phải viết hoa, nao -> nào, sủa -> sửa

25 tháng 11 2019

Đầu câu ko viết hoa, thiếu đấu(?)

Xin lỗi em hok lớp 7 nên có sai thì thông cảm

14 tháng 1 2024

Để có một gia đình hạnh phúc, em nghĩ rằng quan trọng nhất là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, và sự tôn trọng giúp tạo nên một môi trường an toàn và ổn định. Ngoài ra, việc dành thời gian chất lượng bên nhau, lắng nghe và chia sẻ là những yếu tố quan trọng. Sự hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ. Cuối cùng, sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng trong các thử thách cũng là yếu tố quan trọng để gia đình vượt qua mọi khó khăn và duy trì hạnh phúc.

3 tháng 3 2016

“Làng ở trong tầm đại bác...” - truyện của Nguyễn Trung Thành đã mở đầu nh­ư vậy. Chỉ trong ch­ưa đầy mười chữ làm dựng lên đ­ược cả một t­ư thế của sự sống trong sự đối diện cùng cái chết, của cái tồn sinh trong vòng đe dọa của sự huỷ diệt bạo tàn, cái mở của truyện thật đã cô đúc gọn gàng mà vẫn đầy uy nghi, tầm vóc. “Làng ở trong tầm đại bác..”. Một cây viết truyện ngắn đã không sai khi quả quyết rằng câu đầu trong một đoản thiên luôn luôn “là một thứ âm chuẩn” nó “giúp vào việc tạo nên âm h­ưởng chung của toàn bộ tác phẩm”. Ông còn nhắc nhở, tr­ước hết là tự nhắc nhở mình, rằng “phải tập cho mình nghe được nhạc điệu” của cái câu đầu tiên đó.

Vậy thì chúng ta hãy lắng nghe âm hình chủ đạo của Rừng xà nu qua câu mở đầu vừa dẫn. Câu văn hứa hẹn về một khúc bi tráng của chiến tranh. Và cái cảm hứng bi tráng ấy, đ­ược nén, đ­ược tích tụ trong câu văn cầm trịch, sẽ đ­ợc thi triển trong những câu còn lại của thiên truyện ngắn.

15 tháng 4 2021

?

mình chịu mình chịu

Trong một thế giới với quá nhiều thành công rợn ngợp, bạn phải làm gì để đánh dấu sự thay đổi của mình lên cuộc đời? Chúng ta sinh sau đẻ muộn so với những người thành công, khi mà mọi điều hay ho trên thế gian này đều đã có người nghĩ ra, làm ra, thậm chí là làm tốt. Thế hệ này có thể chỉ cần ngồi đó mà thụ hưởng: muốn tìm kiếm điều gì đó cứ Google, muốn giao lưu bạn...
Đọc tiếp

Trong một thế giới với quá nhiều thành công rợn ngợp, bạn phải làm gì để đánh dấu sự thay đổi của mình lên cuộc đời?

Chúng ta sinh sau đẻ muộn so với những người thành công, khi mà mọi điều hay ho trên thế gian này đều đã có người nghĩ ra, làm ra, thậm chí là làm tốt. Thế hệ này có thể chỉ cần ngồi đó mà thụ hưởng: muốn tìm kiếm điều gì đó cứ Google, muốn giao lưu bạn bè trên khắp mọi nơi đã có Facebook, muốn giải trí cứ vào Youtube, chụp ảnh muốn chia sẻ với bạn bè có Instagram, dùng máy tính có các công cụ văn phòng của Microsoft, muốn trải nghiệm đồ công nghệ có Apple, Samsung. Từ lớn đến bé, từ trong ra ngoài, những phụ kiện mà ta đang sở hữu đều đã có người làm hết cả rồi. Bữa cơm của mẹ từ bó rau, cọng ngò, trái ớt đã có người cung cấp. Vậy bạn làm gì bây giờ, hỡi các thế hệ tôi hay các thế hệ sau tôi?

 (Trích Điều gì làm nên sự khác biệt của bạn – Đặng Quốc Cường

Theo http://tramdoc.vn)

Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết: Vậy bạn làm gì bây giờ? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

0
27 tháng 2 2023

Mình từng ngồi thẩn thờ để suy nghĩ về việc mình tồn tại trên thế giới này. Khi đó mình mới nhận ra rằng thời gian đã "đóng góp" rất nhiều cho việc mình lớn lên và trưởng thành đến bây giờ. Từ những cú ngã khi bập bẹ, lần đầu tập đi xe hay những khoảnh khắc mình bên những người mình yêu thương và cả những lúc mình lủi thủi một mình, chìm đắm trong những suy tư, thế giới mơ mộng mà chính mình dựng nên. Tất cả đều có mặt của "thời gian". Khi mọi người ai cũng tất bật trong sự hối hả của cuộc sống, chỉ số ít chọn dừng lại và ngoảnh lại xem chuyện gì đang xảy ra. Thì mình là người đó. Mình đã từng cảm thấy thời gian trôi qua chỉ là những tháng ngày vô nghĩa. Và dường như chính nó đang dần dần giết chết cái tôi bên trong bằng những sự dằn vặt và hối tiếc trong sự hoài niệm. Khi ngày và đêm mình chẳng thể nào phân biệt được, sự lạnh lẽo của con người cứ thế mà "vả" vào mặt mình từng hồi. Ngày từng ngày cứ lặp đi lặp lại trong sự tẻ nhạt và chán chường. Hẳn thời gian là thuốc độc. Bởi nó đang từ từ hủy hoại mình, làm cho cảm giác như sẽ không bao giờ có ngày mai nữa. Thế nhưng, trong giai đoạn cách ly tại nhà - năm 2021 ấy, mình đã quyết định lấy độc trị độc. Và có lẽ thời gian đó chính là thuốc giải cho những bế tắt của mình trước đây. Mình đã dành nhiều thời gian để nhìn sâu vào bên trong bản thân hơn, yêu chính mình hơn và hơn hết mở rộng cái nhìn về những ý kiến cá nhân hơn. Khi đó mình nhìn thấy được chính mình trong những câu chuyện của người khác, mình được đồng điệu, thấu hiểu và đôi khi là được an ủi trong những "chiếc" bình luận "cảm ơn vì đã ở lại" hay đơn giản là "ôm cậu một cái". Người ta bảo "thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương" nhưng liệu bạn có dũng cảm để đối mặt với sự đau đớn mà thời gian gây ra không? Chả có khi nào trị thương mà không đau cả, vết thương này lành đi cũng chính là minh chứng cho việc chữa lành đã thành công và chúc mừng bạn đã vượt qua nó. Thời gian là chính thuốc nhưng là thuốc gì thì còn tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tất cả mọi thứ như vỡ lẽ ra, mình đã bước chân ra khỏi chai thuốc độc mang tên thời gian, thay vào đó mình bước chân sang một nơi mới - đó là sự giải thoát của chính thời gian dành cho mình.

28 tháng 2 2023

 "thời gian là phép chữa lành, nhưng cũng là thứ độc dược. thời gian khiến ta nghĩ mình đã hồi phục, nhưng thật ra vết thương vẫn rỉ máu không ngừng."

just remind me of this =))

16 tháng 12 2018

Chỉ một tuần sau khi Bác đi xa, một số cán bộ của Bộ Tư lệnh Công binh và Tiểu đoàn 144 - Bộ Tổng tham mưu đã lên K9 để khảo sát, thiết kế cải tạo lại công trình. Ban đầu, Ban chỉ đạo gìn giữ thi hài Bác định sử dụng ngôi nhà đã có sẵn để lắp đặt máy móc, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ thi hài Bác ở ngay trên mặt đất. Nhưng về sau, Quân ủy Trung ương quyết định phải cải tạo lại cả hệ thống hầm ngầm để có thể đưa thi hài Bác xuống khi chiến tranh có thể lan rộng tới khu vực này.
Lịch sử đã và sẽ mãi còn ghi lại dấu ấn đặc biệt này. 9h47 ngày 2/9/1969, cả dân tộc phải đau đớn vĩnh biệt một con người vĩ đại của dân tộc. Bác Hồ kính yêu đã ra đi… Nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ lâu dài thi hài Bác cho muôn đời con cháu mai sau là một nhiệm vụ đặc biệt và Đoàn 69 (tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay) là đơn vị được vinh dự nhận nhiệm vụ này.

Bài viết dưới đây sẽ tái hiện lại một phần công việc vinh quang nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả của cán bộ chiến sĩ Đoàn 69 trong thời gian bảo vệ và gìn giữ thi hài Bác Hồ kính yêu tại Đá Chông với mật danh K9.

"Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn"

Được sự đồng ý của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi ngược Hà Nội lên K9. Đó là một ngày chớm đông, Hà Nội se lạnh. Nhưng ngược lên phía Sơn Tây là bắt đầu có nắng. Nắng hanh hao vàng, rải trên những đồi thông xanh mướt, tạo cho khung cảnh nơi đây vẻ đẹp yên bình, thơ mộng. Vùng đất này có tên gọi là Đá Chông bởi ở đây có nhiều đá hình mũi chông cao thấp nhấp nhô, lô xô vươn về phía sông Đà.

Nhìn địa hình ta dễ hình dung ra khu vực này mang dáng dấp một con rồng, đầu đang cúi xuống uống nước sông Đà còn U Rồng là đỉnh cao nhất của khu đồi. Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ đầu dựng nước, đã sinh ra ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.

Sau năm 1975, sau khi đón thi hài Bác Hồ về Lăng, K9 trở thành một khu di tích do Đoàn 285 Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quản lý. Hôm tôi đến, Đại tá Đoàn trưởng Bùi Hữu Hưng có cho tôi gặp một người mà nói như lời anh thì đây là một người đặc biệt. Anh là 1 trong 4 chiến sĩ tiêu binh đầu tiên được vinh dự đứng bên thi hài Bác trong buổi tổ chức lễ viếng Bác đầu tiên tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngày 29/8/1975.

Không chỉ thế, anh còn có một vinh dự nữa là cả 3 cha con anh đều được đứng trong đội ngũ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 3 lễ duyệt binh lớn của đất nước. Anh tham gia lễ duyệt binh năm 1975, con trai lớn của anh cũng là chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng tham gia năm 1995 và con trai út của anh tham gia năm 2005 khi đang là sinh viên của Học viện Biên phòng. Người cán bộ có được nhiều vinh dự đặc biệt này là đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Đội trưởng Đội di tích Khu K9.

Đồng chí Nghĩa người dân tộc Mường, quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Anh bảo, có vào bộ đội mới được may mắn xuống Hà Nội, biết thủ đô chứ anh sinh ra và lớn lên trên núi, quanh năm mù sương, từ lúc sinh ra đến lúc vào bộ đội chưa bao giờ được nhìn thấy đèn điện.

Vào bộ đội, anh được về huấn luyện ở Hà Tây cũ. Rồi nhờ được trời phú cho vóc dáng cao to, nước da trắng, quân dung tươi tỉnh nên anh mới được cấp trên chọn lựa là 1 trong số 100 người trong lớp tiêu binh đầu tiên.

Trước khi Lăng Bác khánh thành, anh và đồng đội được đưa đi huấn luyện ở Phú Thọ. Anh bảo, hồi đó huấn luyện rất gian khổ nhưng chúng tôi ai cũng thấy vinh dự, tự hào nên đã vượt qua tất cả, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết thúc khóa huấn luyện, anh cùng với 3 chiến sĩ khác được chọn lựa làm nhiệm vụ trong ca đầu tiên ở vị trí tiêu binh thi hài (tức là vị trí ngay sát thi hài Bác) vào buổi lễ viếng Bác đầu tiên.

Đã hơn 30 năm trôi qua, người chiến sĩ trẻ măng ngày ấy bây giờ trên đầu tóc đã điểm bạc mà nhớ lại ca tiêu binh đầu tiên ấy, anh vẫn còn vẹn nguyên cảm giác buồn đau xen lẫn hồi hộp, vừa vinh dự vừa lo lắng.

Đồng chí Nghĩa ở Bộ Tư lệnh Lăng từ ngày ấy. Sau một thời gian làm việc trong Đoàn nghi lễ, theo phân công của tổ chức, anh về K9 với vị trí là Đội trưởng Đội di tích. Cùng với đồng đội thuộc Đoàn 285, anh đã góp phần vào việc bảo đảm an ninh an toàn cho khu di tích, bảo tồn bảo tàng các hiện vật lịch sử gắn liền với cuộc đời của Bác, đón tiếp nhân dân đến dâng hương tưởng niệm Bác.


Đội trưởng Đội di tích Nguyễn Trọng Nghĩa giới thiệu với khách tham quan về khu di tích K9.

Trong vòng 10 năm từ 1996 đến 2006, Khu K9 đã đón tiếp hơn 400.000 lượt cán bộ nhân dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đến dâng hương tưởng niệm Bác và tham quan khu di tích. Riêng trong năm 2008, K9 đã đón tiếp hơn 2.000 đoàn với trên 65.000 lượt người. Công việc của anh Nguyễn Trọng Nghĩa và anh em trong Đội Di tích là hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ trong thời gian Người ở K9.

Với lòng kính yêu Bác vô hạn, anh và cán bộ chiến sĩ Đoàn 285 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó, để nơi đây xứng đáng là một di tích có giá trị lớn về lịch sử - văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của mọi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau.

Nhưng không chỉ làm nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn khu di tích, cán bộ chiến sĩ Đoàn 285 còn đảm đương cả nhiệm vụ giữ rừng, tăng gia sản xuất. Đại tá Bùi Hữu Hưng rất tự hào khi đưa tôi đi thăm cảnh quan của toàn Khu K9. Được giao nhiệm vụ quản lý cả một vạt rừng rộng đến hơn 200 ha với 2 hồ lớn rộng 16,5 ha, cán bộ chiến sĩ Đoàn 285 đã tích cực trồng cây, thả cá, nuôi bò để cải thiện đời sống cho bộ đội.

Có một điều lạ là cây trái trồng ở đây, mùa nào thức ấy, cây nào cũng sai trĩu quả. Đại tá Bùi Hữu Hưng bảo, chả biết là tại đất tốt hay do tay người trồng. Nhưng mà, đất trù phú thế, lại được bộ đội chăm chỉ vun xới hàng ngày thì cây cũng chả phụ lòng người, quả ngon, trái lành, mùa nào cũng tươi tốt, sum suê.

Anh em trong đơn vị hầu hết nhà đều ở Hà Nội, cách K9 chừng hơn 70 cây số, ấy thế nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng ở đây mà vẫn phải sống cảnh xa nhà, như thời chiến. Đại tá Hưng có khi hàng tháng trời mới về nhà một lần.

Chính trị viên Nguyễn Thanh Huống cũng vậy, tranh thủ họp hành trên Bộ Tư lệnh thì ghé về nhà chơi với con một lát rồi lại đi. Tất cả cán bộ chiến sĩ, từ anh lính trẻ đến người chỉ huy vẫn tuân thủ chế độ ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân. Nhưng Đại tá Hưng bảo, thế vẫn còn sướng chứ ngày xưa ở khu vực này hoang vu, không có đường, chỉ toàn núi với rừng, bộ đội còn cực hơn nhiều mà vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lòng kính yêu Bác Hồ là một động lực lớn giúp bộ đội vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đúng như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: "Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn".

Trở về "cõi Bác xưa"

Theo lịch sử Bộ đội Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào một ngày của tháng 5/1957, Bác đến thăm Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà. Cũng như khi Người đi công tác các tỉnh, thường không ăn cơm ở đó mà mang theo cơm nắm, thức ăn và Bác cháu cùng dùng bữa cơm dọc đường, lần này Bác dừng chân nghỉ ăn cơm trưa trên đỉnh đồi.

Hồ Chủ tịch đã đứng ở vị trí Đá Chông, nhìn ra sông Đà trước mặt thấy nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình, gần dân mà xa đường quốc lộ. Với tầm nhìn của một nhà chiến lược thiên tài, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của Trung ương. Và, gần 3 năm sau chuyến đi của Bác, ngày 15/3/1960, công trình được hoàn thành và được gọi bằng mật danh K9. Bác Hồ đã tới dự buổi khánh thành.

Những năm sau này, nhiều lần Bác đã cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị lên làm việc ở đây. Cũng tại nơi này, Bác đã từng tiếp đón bà Đặng Dĩnh Siêu - phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ông Hà Vỹ - Đại sứ Trung Quốc và Đoàn cán bộ Quân đội Liên Xô do Anh hùng phi công vũ trụ G.M Ti-tốp dẫn đầu.

Ở K9 bây giờ, ngày ngày, những cây ngọc lan và 2 cây vàng anh do Bác cùng các vị khách quý trồng vẫn bốn mùa xanh lá, trổ hoa thơm ngát, tượng trưng cho tình bạn, tình đồng chí của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Tôi đã trải qua một cảm xúc thật lạ kỳ khi được theo chân Đại tá Bùi Hữu Hưng, Đoàn trưởng Đoàn 285, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Khu di tích K9, nương theo những con đường trải sỏi, hai bên rợp bóng cây dẫn đến khu nhà làm việc của Bác Hồ. Mọi cảnh vật ở nơi đây dường như vẫn còn in dấu chân Người. Vùng đất huyền thoại này không chỉ là nơi Người đã từng sống và làm việc mà còn là nơi được chọn để gìn giữ thi hài của Người trong những năm chiến tranh, suốt từ khi Người vĩnh biệt chúng ta năm 1969 cho đến năm 1975, trước khi đón Người về Lăng ở Quảng trường Ba Đình.


Quang cảnh khu di tích K9.

Đại tá Bùi Hữu Hưng kể lại những câu chuyện của năm 1969, cách đây gần 4 thập niên mà giọng vẫn đầy bồi hồi xúc động. Đối với Bộ đội Bảo vệ Lăng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, bao giờ, những câu chuyện về Bác cũng là những câu chuyện gây nhiều xúc động nhất.

Khi Bác Hồ qua đời cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Đề phòng địch tiếp tục leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, K9, nơi bảo đảm được các yếu tố yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện giao thông đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác.

Chỉ một tuần sau khi Bác đi xa, một số cán bộ của Bộ Tư lệnh Công binh và Tiểu đoàn 144 - Bộ Tổng tham mưu đã lên K9 để khảo sát, thiết kế cải tạo lại công trình. Ban đầu, Ban chỉ đạo gìn giữ thi hài Bác định sử dụng ngôi nhà đã có sẵn để lắp đặt máy móc, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ thi hài Bác ở ngay trên mặt đất. Nhưng về sau, Quân ủy Trung ương quyết định phải cải tạo lại cả hệ thống hầm ngầm để có thể đưa thi hài Bác xuống khi chiến tranh có thể lan rộng tới khu vực này.

Trong điều kiện thi công khó khăn, phải đảm bảo bí mật, thời gian gấp nhưng các cán bộ chiến sĩ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công trình gìn giữ thi hài Bác gồm phòng giữ gìn thi hài Bác, được xây ốp gạch men trắng, có hệ thống điều hòa thông gió và phòng làm thuốc đặc biệt, trong phòng đặt quan tài kính do Bộ Tư lệnh Công binh thi công.

Ngày 15/12/1969, sau hơn 3 tháng làm việc khẩn trương, công trình phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác hoàn thành. Để giữ bí mật, K9 được đổi thành K84.

Sau ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải, toàn Đảng, toàn dân lại đón Bác trở về Hà Nội, đón Bác vào Lăng. Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác xuất phát rời K9, tạm biệt khu căn cứ, tạm biệt núi rừng thân thương đã bao năm nâng giấc Bác để đưa Người về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Nhiệm vụ gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ Khu di tích K9 được giao cho Đoàn 285, một đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng từ bấy cho đến nay.