Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.
Tham khảo:
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan.
Hình như mk thấy bài văn của bn giống bài văn miêu tả hơn là biểu cảm á
Là học sinh, chúng ta vẫn thường được nghe câu tục ngữ:"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã được phân tích bình luận nhiều ý kiến về vấn đề này.Rồi học trò chúng ta lại truyền miệng nhau câu tục ngữ:"Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng".Đèn, mực, gần, xa vậy thực ra nó là quan điểm về điều gì?Là về môi trường sống quanh ta và sự tác động lẫn nhau của nó, một thứ rộng lớn hữu hình với một thứ là vô hình ẩn trong một vật thể bé nhỏ, đó là nhân cách.
Tôi đã rất tâm đắc câu nói:"Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận" các bạn nghĩ sao về câu nói trên?Tôi thì tin vào điều đó lắm, tính cách là yếu tố quan trọng để cho ta một số phận, một tương lai, nằm trong bàn tay ta ta làm chủ và chính ta quyết định.Tính cách và nhân cách, nó riêng biệt hay đồng nhất?Một người có lòng vị tha, sự bao dung, nhường nhịn với sự hòa đồng, thân thiện sẽ chẳng ai lại nhận xét rằng đó là người xấu tính, độc ác được, hay ngược lại cũng chính là như vậy.Nhân cách thực ra cũng chính là tính cách của chúng ta đấy.Khi ta bóc tách hai từ "nhân" và "cách" thì chỉ là tính cách của con người thôi.Nó nằm trong suy nghĩ, trong hành động, là bộ máy giúp ta phân tích mỗi hành động, mỗi lời nói của chúng ta.Có những điều mới chỉ hình thành trong ý nghĩ, rồi ta tự hỏi mình rằng có nên làm như vậy không, đó là khi bộ máy đó hoạt động, có thể nó sẽ hướng ta đến một đường đi đúng đắn nhưng cũng có thể làm ta bước vào bụi rậm.Đã bao giờ bạn tự hỏi vậy nhân cách của bạn hình thành do đâu chưa, liệu có phải "cha mẹ sinh con, trời sinh tính" hay là do các yếu tố, điều kiện khác hình thành nên.Xã hội ta vẫn tồn tại hai quan điểm hay rộng ra đó chính là quan điểm về những điều mà tất cả tin rằng đều có những vị thần, những con người, số phận là do một thế lực siêu nhiên định đoạt và bất biến đổi.Số còn lại là nhìn thẳng vào thực tế, vào hoàn cảnh, vào môi trường xung quanh con người đó, đó mới là cốt lõi hình thành nên nhân cách của con người.Phần lớn ý kiến là điều thứ hai, khoa học và sự giải thích dần về mọi thứ đã giúp họ nhận ra có nhiều thứ không phải tự nhiên bởi một thế lực vô hình đâu.Tất nhiên ta cũng hiểu rằng có những điều ta vẫn chưa tìm ra lời giải nên hai trường phái này vẫn tồn tại song song, câu trả lời ta đợi tương lai vậy nhé.
Đi tìm lời giải cho bài toán khó là điều mà ta trăn trở.Vậy ta hãy cứ viết, viết ra hết vướng mắc, những suy nghĩ để mở khóa cho từng lối nhỏ.Môi trường sống là một phạm trù bao la, nghe thôi đã thật to lớn, là thế giới, là trái đất, là đất nước, thành phố, làng xã ta sinh sống.Là biển, núi ,sông, là cây cối, nhà ở và xe cộ..tất cả mọi thứ đang bao quanh ta.Giới hạn nó thật nhỏ lại, là những gì đang diễn ra
Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bẫy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sự hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. Gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. Tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn mà còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Tình mẫu tử giưa mẹ và con là thứ tình cảm vô cùng thiếng lieng và quý giá biết bao.Tình cảm ấy chúng ta phải biết trân trọng nếu chưa muộn.Và hãy nhớ kĩ điều này:''Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.''Vì thế đừng để lương tâm mình phạm sai trái nếu đã sai thì hãy sửa ngay.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước
Tham khảo!
Người mẹ trong văn bản này là một người luôn quan tâm , lo lắng cho đứa con của mình. Quan tâm con của mình đến nỗi không ngủ đươc. Chỉ mong sao cho cuộc sống của con mai sau được êm đềm tốt đẹp. Chu đáo chuẩn bị cho người con của mình đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo ,..Từ đó cho ta thấy người mẹ trên đời cũng vậy, họ hi sinh cả bản thân mình vì chúng ta, không một chút ngừng lo cho chúng ta. Điều đó thật đáng trân trọng.
**Từ ghép : chu đáo
***Từ láy : lo lắng
Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.
Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.
tham khảo:
Hôm nay là mùng 2 Tết, theo truyền thống đây là ngày Tết của mẹ, tôi tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà cùng mẹ, nhìn những giọt mồ hôi lăn lăn trên má rồi xuống cằm của mẹ tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng. Thương mẹ cả một đời vì gia đình, vì con cái và chăm sóc, nuôi nấng tôi từ thuở nhỏ cho đến tận bây giờ. Tuổi thơ chúng ta lúc nào cũng chỉ biết quấn quýt bên mẹ, còn mẹ thì lúc nào cũng chăm sóc, bảo ban ta, nghĩ đến mà thương mẹ thật nhiều! Đâu ai dám phũ nhận rằng công ơn lớn lao của mẹ đối với chúng ta từ thuở còn thơ chứ! Từ lúc mới sinh ra, nước mắt mẹ đã rơi vì bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc khi được nhìn thấy hình hài con nhỏ mà mẹ đã mang nặng đẻ đau. Rồi từng ngày trôi qua cứ thế đôi bàn tay mềm mại, dịu dàng của mẹ chăm sóc, dạy bảo ta mỗi ngày, không lúc nào rời xa. Hình ảnh của người mẹ cũng đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người con bởi những câu hát ru ngọt ngào, đôi bàn tay nâng niu từng bước chân chập chững và cả những lúc bi bô tập nói hay những lúc con ốm đau mẹ vẫn thức trông nôm con suốt đêm mà không hề chợp mắt. Tất cả tất cả đã đi sâu vào trái tim của mỗi con người, của tuổi thơ luôn có mẹ kề bên. Ôi kì lạ và thiêng liêng làm sao tấm lòng bao la của mẹ!