Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vôngang Amađêu Môda (Wolfgang Amadeus Mozart) - nhạc sĩ, nhà soạn nhạc thiên tài người áo.
Môda sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ nghèo ở thành phố Danxbuôc (Salzbourg), miền Nam nước áo. Cha ông là Lêôpôn Môda - phó nhạc sư trong dàn nhạc giáo đường của tòa giám mục Danxbuôc. Ngay từ thuở ban nhỏ, Môda đã nổi tiếng là thần đồng âm nhạc. Lên 5 tuổi, Môda đã tham gia biểu diễn trong dàn nhạc giáo đường Danxbuôc cùng với cha mình. Năm 12 tuổi, Môda đã nhận viết một vở nhạc kịch cho nhà hát ôpêra ở Viên. Năm 14 tuổi, Môda đã sáng tác thành công vở nhạc kịch Vua Mitơriđát xứ Pông và tên tuổi ông đã vang khắp châu Âu. Suốt từ năm 6 tuổi cho đến gần trọn đời mình, Môda được mời đi biểu diễn nhiều nơi, nhiều nước như Đức, Italia, Hà Lan, Pháp, Anh ... Tuy nhiên, ông vẫn sống trong cảnh nghèo khó và bệnh tật. Ông có 6 người con, mà đến 4 người bị chết vì không đủ tiền thuốc thang chạy chữa khi bị ốm đau. Năm 1791, ông nằm liệt giường vì một cơn sốt hiểm nghèo và ít ngày sau thì mất, lúc đó ông mới 36 tuổi.
Môda đã để lại một di sản âm nhạc đồ sộ và vô giá với 626 tác phẩm lớn nhỏ, trong đó có 24 vở ôpêra nổi tiếng, 50 bản giao hưởng, cùng nhiều bản ca khúc, hòa tấu, bài hát trữ tình ... Môda là một trong những người thầy âm nhạc. Ông tìm tòi sự trong sáng, thanh nhàn trong giai điệu và đã đạt tới sự vĩ đại qua sự đơn giản và kiều diễm. Môda thật sự là "một thiên tài phát sáng" như nhận xét của nhạc sĩ Nga Traicôpxki.
--------------------------------------...
Tiểu sử
[sửa] Thời thơ ấu
Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay Áo). Leopold Mozart, một nhạc sĩ vĩ cầm và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.
Wolfgang không thích chơi những trò chơi trẻ con bình thường, trừ phi có liên quan tới âm nhạc. Nhờ sự chăm lo dạy dỗ của người cha, vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của Wien, đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Những bản sônat cho đàn vĩ cầm được xuất bản khi cậu lên tám. Thật ra có thể nói rằng Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước thời gian cậu lên năm và theo đuổi cho đến ngày qua đời, ngót ba mươi năm âm nhạc.
Học vấn của Mozart phát triển cùng những chuyến du lịch, được xem như những cột mốc trong cuộc đời cậu. Khi cậu lên sáu, Wolfgang và người chị, lớn hơn cậu năm tuổi và cũng là một thần đồng âm nhạc, cùng đi với cha của họ đến München. Cuối năm đó họ chơi nhạc cho Hoàng hậu của Viên. Năm lên 7, cậu đã tổ chức những buổi diễn nhạc ở Paris, và được một nhà xuất bản ở đây xuất bản một tập nhạc, gồm 4 bản violon và orcgan. Sau đó, cha cậu lại dẫn cậu đi khắp các nước Ý, Anh..., gia đình Mozart nổi danh khắp những nơi cậu đến, và Wolfgang, với tài năng sớm phát triển của cậu, đã chinh phục mọi người. Quan trọng hơn, Mozart có cơ hội thưởng thức âm nhạc thịnh hành trong các thành phố này. Mozart đã gặp những nhạc sĩ khác và bắt đầu thành hình quan điểm về sự nghiệp của họ.
Mozart có ký ức chi tiết âm nhạc phi thường, ông có thể hợp nhất tinh hoa âm nhạc khác nhau của quốc gia này với quốc gia khác vào trong tác phẩm của mình. Tại Luân Đôn, Mozart gặp Johann Christian Bach, con trai của nhạc gia vĩ đại Johann Sebastian Bach, Christian bị gây ấn tượng, đã trở thành người dẫn dắt nhạc sĩ Mozart trẻ và quan tâm theo dõi sự nghiệp của cậu. Trở về nước, Mozart nghiên cứu tổng phổ âm nhạc của J. C. Bach, và ảnh hưởng của Bach được thể hiện trong tác phẩm của Mozart vào thời gian ấy.
[sửa] Sự nghiệp
Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng giám mục tại Salzburg đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt symphony và nhạc phụng sự cho Giáo hội.
Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.
Vị Tổng giám mục mới, Ngài Hieronymus, Bá tước Colloredo, không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt.
Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim.
Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất Châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào.
Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông ấy phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris.
Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sônat cho đàn violin và đàn phím, một concero cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới Wien, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange.
Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng giám mục triệu hồi về Wien, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó.
Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm Wien. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze, em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chánh, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.
Không có khả năng để giữ một sự chỉ địn
- hình ảnh con đò là hình ảnh quen thuộc, chứa chất nhiều ý trong những câu ca dao của người xưa, luôn gắn liền với mối tình quê, với hình ảnh của người phụ nữ đưa đò :
"trăm năm đành nỗi hẹn hò
cây đa bến cũ con đò khác đưa"
"Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò."
"Con đò với gốc cây đa
Cây đa muôn thuở chẳng xa con đò"
( riêng bài này thì mình mới lớp 6, chưa phân ra được nhiều ý, chỉ làm được bằng này, bạn thông cảm )
các bài ca dao có hình ảnh con cò , thuyền - bến , muối - gừng:
+ con cò ( con đò hay con cò nhỉ ? ) :
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng
+ thuyền - bến :
- Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
+ muối - gừng :
- Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng có quên
- Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
1/- Cây đa trốc gốc trôi rồi
Đò đưa bến khác em ngồi đợi ai ?
2/- Đò còn mà bến không đưa
Cây đa trốc gốc, lá chưa lìa cành
3/- Đò đưa anh bước lên bờ
Đi không trở lại, đò chờ suốt năm
4/- Sông kia qua được mấy đò
Để em cầm nón che cho mấy người ?
5/- Sông dài được mấy đò ngang
Ai nhiều nhân nghĩa em mang trong lòng
6/- Sông sâu sào ngắn khó dò
Muốn qua thăm bậu sợ đò không đưa
7/- Đò đưa một chuyến năm tiền
Đưa luôn hai chuyến trả liền một quan
1. +) giống nhau: +Đều là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật
+) khác nhau: + Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper... Hát là một kĩ năng để tạo ra âm thanh bằng giọng hát của chính mình và các âm thanh được phát ra lớn hơn so với nói chuyện bình thường bởi giọng và âm điệu.
Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.[1] Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội
+ Nhạc sĩ (hay còn được gọi là nghệ sĩ âm nhạc), theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, được hiểu là một người hoạt động chuyên nghiệp và nắm vững một ngành nghệ thuật âm nhạc nào đó. nhạc sĩ bao gồm tất cả những người hoạt động nghệ thuật âm nhạc như các nhà soạn nhạc (sáng tác giai điệu cho ca khúc), người hòa âm phối khí, nhạc trưởng chỉ huy và nghệ sĩ biểu diễn. là những người sáng tác âm nhạc, còn nghệ sĩ biểu diễn bằng giọng hát được gọi là ca sĩ, bằng nhạc cụ được gọi là nhạc công. Nhạc sĩ thường sáng tác những ca khúc và do chính họ thể hiện hay các ca sĩ thể hiện.
2) Bài làm
Tối hôm qua, em được bố mẹ cho đến quảng trường 2-4 để coi một buổi biểu diễn âm nhạc. Trong tất cả các ca sĩ, em thích nhất là ca sĩ Đông Nhi. Ca sĩ Đông Nhi nhẹ nhàng bước từ phía cánh gà ra sân khấu, cúi đầu chào khán giả. Cô mặc một chiếc váy màu đỏ, lấp lánh sặc sỡ sắc màu làm nổi bật thêm vẻ sôi động của cô.Khuôn mặt cô trắng hồng, có nhiều nét dễ thương. Mái tóc cô dái, bồng bềnh, nhẹ nhàng tựa như một dòng suối nhỏ. Đôi mắt cô hiền dịu, chứa chan bao niềm tin, hi vọng. Vầng trán cao, thông minh. Trên khuôn mặt thanh tú ấy, cái mũi sọc dừa làm cho cô đẹp lên rất nhiều. Đôi môi màu hồng nhạt, khi cười nhìn cô tươi như hoa, đó hoa hông vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay cô tròn trịa, trắng trẻo trông rất duyên dáng. Ca sĩ Đông Nhi xinh đẹp với bài hát Boom Boom. Bài hát có giai điệu sôi động khiến cho ai nghe cũng muốn hát theo. Có lúc ca sĩ Đông Nhi còn đi xuống bắt tay, cúi đầu chào khán giả. Sau khi bài hát kết thúc, những tràng vỗ tay, những bó hoa tười thắm dành tặng cho ca sĩ Đông Nhi. Sau buổi biểu diễn, có rất nhiều người đã dành tặng hết những lời khen cho cô. Em rất thích ca sĩ Đông Nhi.
Hớ hênh hau háu hao hao
Hung hăng hừng hực hồng hào hân hoan
Ho he hó hé huênh hoang...
Rì rào réo rắt rung rinh
Râm ran rậm rịch dùng dình rối ren.
Thơ Nguyễn Duy
Chúc Tết (Tú Xương)
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
Trần Kiết Tường