Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dậy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.
Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới ,cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.
Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.
Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đau lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.
Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.
Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.
"Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.
Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.
Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.
Nhà tôi rất đông người, cứ mỗi dịp cuối tuần gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác, mọi người tụ tập đông đủ, vui vẻ. Đó cũng là điều tôi thích nhất mỗi dịp cuối tuần.
Tuần này, không khí gia đình có vẻ đông vui hơn hẳn bởi nhà tôi có thêm một thành viên mới, anh rể. Anh rể cùng chị gái đi tuần trăng mật về nên vào thăm bà và bố mẹ. Biết anh chị sẽ về nên cả nhà tôi ngóng, nhất là mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào, một lát lại gọi điện giục chị và anh dậy đến mẹ đi, mẹ sẽ chiêu đãi nhiều món ngon. Bà nội hay hỏi đi hỏi lại bố tôi:
- Thế chúng nó đã về chưa?
- "Sắp rồi bà ạ. Bà nhớ con chả nhớ cứ nhớ cháu”- Bố tôi tếu táo đùa.
Mẹ rủ tôi đi chợ và hứa sẽ làm nhiều món tôi thích. Trên đường đi, mẹ kể rất nhiều chuyện lúc tôi còn bé chị đã trông tôi như thế nào, mỗi lần tôi bị ngã hay khóc ăn vạ là mẹ lại mắng chị. Có lần tôi lành chanh phá hết đồ chơi của chị khiến chị khóc... Khi đi chợ về thì chị và anh đã đến, anh rể nhanh nhẹn ra xách đồ giúp mẹ. Tôi nhớ chị quá nhưng không biết bày tỏ thế nào đành chạy vào hỏi mấy câu ngớ ngẩn:
- Chị về rồi hả, quà đâu? Nhớ mua quà cho em không?
Bố tôi liền mắng:
- Anh chị về không hỏi thăm đã đòi quà...
Anh rể cười hiền mang ra cho tôi cuốn sách “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mà tôi ao ước từ lâu. Chị và anh biếu bà một ít thuốc bổ, biếu bố cái khăn ấm và mẹ thì được tặng một chiếu túi xách màu đen rất xinh. Anh rể và bố ra mổ gà, anh nhóm than hoa làm món gà nướng. Mẹ làm món canh cua mà chị và bố thích. Chị và tôi nhặt rau, rửa hoa quả. Tôi vừa làm vừa nghe chị kể với mẹ về chuyến du lịch và cuộc sống mới bên nhà chồng. Thi thoảng chị lại chê anh vài thứ nhưng tôi biết chị chỉ chê yêu thôi. Mẹ bảo chị: “Mày tốt phước lắm mới lấy được nó” hay “Mày cứ hay bắt nạt nó”... Chả mấy chốc nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Tuy chỉ là những món dân dã, quen thuộc nhưng sao mà ngon đến thế. Mẹ gắp cho bà miếng lườn gà, tôi bé nhất nhà nên được cái đùi to, chị thì chỉ thích ăn âu cánh. Bố và anh uống rượu, hôm nay bố vui, bố lôi bình rượu quý ra đãi anh rể. Vừa ăn cơm bố vừa căn dặn anh chị sống hòa thuận, vui vẻ. Bố bảo cứ như bố với mẹ thì chả bao giờ cãi nhau được. Bố nhường mẹ hết, cái gì bố cũng giúp mẹ làm. Mẹ mà giận bố sợ lắm, lại mất công dỗ dành... Cả nhà lại cười ồ lên trêu mẹ. Đang ăn cơm thì bác đưa thư vào. Hóa ra là kết quả thi tiếng anh của tôi, tôi bóc ra xem. Anh rể hỏi thăm:
- Có vấn đề gì không em?
- Dạ, cả nhà ơi, sướng quá, con đạt rồi, con đã được giải ba kì thi hùng biện tiếng anh cấp huyện.
Cả nhà xúm lại xem thư của tôi, bố mẹ tôi rất vui sướng:
- Nó ăn may thôi, còn cần cố gắng nhiều, nhưng mà đạt được vậy là tốt rồi. Lát nữa bố thưởng. Tuy nhiên cấm có tự phụ nhé...
Không khí gia đình đã vui lại càng vui hơn. Ăn cơm xong, cả nhà tôi quây quần xem lại những video anh rể và chị gái quay được ở nơi du lịch, sau đó cùng mở karaoke để hát. Giọng của bố tệ nhất nhưng bố luôn thích hát nhiều nhất. Chả mấy chốc mà hết ngày, anh và chị xin phép bà và bố mẹ để về chuẩn bị cho công việc tuần tới, tôi cũng vào xem lại sách vở cho buổi học ngày mai.
Buổi sinh hoạt cuối tuần mang lại cảm giác ấm cúng, thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Em mong tuần nào nhà em cũng đông đủ như thế để gần nhau hơn, yêu thương nhiều hơn.
Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
TK:
Sáng thứ hai nào cũng vậy, em đến trường sớm hơn mọi ngày đế dự buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường. Lúc này, ông mặt trời vừa ló rạng, tròn như một quả cầu lửa. Tiết trời vẫn còn se se lạnh. Trên những chiếc lá, những giọt sương đêm đọng lại được bình minh rọi sáng, trông chúng như những hạt hồng ngọc phát ra những tia óng ánh. Đâu đó, những chú chim sẻ chuyền từ cành này sang cành nọ, miệng ríu rít hót ca chào mừng ngày mới.
Lát sau, sân trường đã nhộn nhịp hẳn lên. Đúng bảy giờ, ba tiếng trống báo hiệu dõng dạc vang lên. Ai nấy đều gọn gàng trong bộ sơ mi trắng, quần xanh, váy xanh. Riêng các khối lớp ba, bôn, năm lại được tô điểm thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, trông bạn nào cũng dễ thương, dễ mến. Mọi người nhanh chóng đứng vào vị trí quy định. Hiệu lệnh của thầy Tống phụ trách Đội vang lên mạnh mẽ: “Chào cờ. . Chào!”. Hàng loạt cánh tay đưa lên, hàng nghìn con, mắt hướng về lá Quốc kì.
Bài Quốc ca hùng tráng cất lên. Lúc này, trước mắt em như hiện ra cảnh đoàn quân Việt Nam thắng trận đang rầm rập tiến về quảng trường Ba Đình lịch sử đế nghe Hồ Chủ tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập. Lá cờ đỏ sao vàng được hai bạn nữ trong đội nghi thức từ từ kéo lên theo nhịp đi của bài hát. Nhìn lá cờ kiêu hãnh tung bay trong gió, lòng em thấm thìa một nỗi biết ơn đối với các vị anh hùng đă xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình của chúng em hôm nay và của muôn vạn ngày sau.
Kết thúc bài Quốc ca, chúng em lại hát tiếp bài Đội ca. Nhịp trống dồn dập như khơi dậy mạch truyền thống ngàn xưa của cha anh mà lớp trẻ hôm nay đang tiếp bước, như thôi thúc động viên cồ vũ chúng em… Thật là tự hào và cũng thật là kiêu hãnh về thế hệ trẻ Việt Nam xưa và nay đả không hô thẹn với cha anh. Bất chợt, em nhớ đến câu thơ của bác Tô Hữu:
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Buổi lễ chào co kết thúc trong điệu nhạc trầm ấm, oai hùng. Chúng em ngồi ngay ngắn lắng nghe thầy Tổng phụ trách nhận xét kết quả thi đua của tuần qua. Lớp nào về nhất, lập tức ở khu vực đó vang lên tiếng reo hò vui mừng, tiếng vỗ tay giòn giã, khuôn mặt bạn nào, bạn nấy rạng rỡ hẳn lên. Rồi những tiếng xì xào bàn tán nổi lên. Phần cuối của buổi lễ là phần dặn dò của cô Hiệu trưởng. Giọng cô vang lên trầm ấm như nhắc nhỏ’ chúng em phải học tập tốt hơn để không pnụ lòng mong môi của cha mẹ, thầy cô. Buổi lễ chào cờ đầu tuần tuy ngắn nhưng rất có ý nghĩa. Chúng em vào lớp mang theo một tâm trạng hân hoan của ngày mới đầu tuần.