Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO ĐI NHA PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐT
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:
Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.
Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”
Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.
Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.
Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.
Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.
Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.
Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.
Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.
Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:
“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”
Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Học tốt
Đề 1 :
Nhắc tới Việt Nam, người ta thường nghĩ tới những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết trả gươm thần hay những món hàng đặc trưng như lụa tơ tằm, nón Bài thơ. Nhưng đặc biệt, điều mà du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thú vị hơn cả là thú vưi ẩm thực: phở, búa chả, hay bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết. Dễ dàng nhận ra rằng những món ăn đó được làm từ gạo. Thứ hạt trắng đó là sản phẩm của cây lúa - một loại cây không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam.
Để có được cây lúa, những người nông dân đỡ vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng băng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt. Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa không những là cây nông nghiệp mà còn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã dược biến tấu bằng một cách chế biến khác. Hay ở những vùng thôn quê, thậm chí là ở thành thị, người ta vẫn thường quen với tiếng rao quà: Ai bánh chưng, bánh nếp, bánh giầy, bánh khoai nào!
Thật quen thuộc mà cũng rất giản dị. Những thứ bánh thơm dẻo đó cũng được làm ra từ hạt gạo. Đặc biệt hơn là gạo nếp. Lúa làm ra gạo. Cũng thật độc đáo, gạo lại được chế biến thành muôn kiểu món ăn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Và sau đó có được gạo và một thứ vỏ ngoài màu vàng nhạt. Đó chính là vỏ trấu. Bước chân đi tới những miền quê Việt Nam ngày nay vẫn còn thấy những gian bếp nhỏ đun vỏ trấu, vỏ trấu cũng rất hữu dụng trong việc làm thức ăn cho gia cầm và dùng trong lò ấp trứng. Phần cây lúa sau khi đã gặt xong không phải là thừa. Nó được phơi khô, chất thành những đống rơm cao ngất. Rơm cũng được dùng làm chất đốt ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, rơm còn được dùng để trồng nấm làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, người ta còn dùng rơm để lợp mái nhà, rất tiện dụng và tiết kiệm.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, cây lúa còn mang một giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Giữ một vị trí quan trọng như vậy nên khi nhắc tới Việt Nam, người ta nhắc tới một nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc của Việt Nam, trở thành một đặc trưng cho văn hoá Việt. Một nét đặc trưng mà có lẽ khó có thể mất đi hay phai mờ. Cây lúa đã đứng lên, đã hội nhập quốc tế bằng chính chất và lượng của nó. Người ta đã biết tới một Việt Nam không chỉ là một nước anh dũng kiên cường trong đấu tranh mà còn là một dân tộc kiên trì cần mẫn trong lao động sản xuất. Và giờ đây họ nhìn vào con số gạo xuất khẩu: hàng triệu tấn một năm của Việt Nam để đánh giá và đưa ra nhận xét. Không những thế, cây lúa còn giữ một vai trò không thể thiếu trong những lễ vật dâng lên tổ tiên. Những món ăn thơm thảo đó thể hiện rất rõ nét ẩm thực cũng như tính cách của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu lễ kính trọng của con cháu đối với những người đi trước. Đặc biệt là trong những dịp Tết Nguyên đán, những chiếc bánh chưng, bánh giầy không báo giờ thiếu trên mâm cỗ của từng nhà. Trung thu với bánh dẻo, bánh nướng làm cho đêm đón trăng của trẻ em càng thêm rộn ràng... Từ cây lúa, những thức quà ngon đã được làm ra ngày càng gắn bó, thân thiết với người dân Việt Nam.
Cây lúa là biểu tượng Việt Nam, là loại cây không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt, cả ẩm thực và lễ hội. Có lẽ vì vậy, cây lúa cũng đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ được phổ nhạc thành bài hát (Hạt gạo làng ta):
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hổ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...
Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế khi viết về hạt gạo trắng thơm. Để có lúa, có gạo là công sức của biết bao con người, là sự hoà quyện của biết bao hương vị: vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát... Những lời ca trong trẻo của bài hát ấy cứ ngân lên, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: tuy sống vất vả nhưng cần mẫn với lúa gạo.
Và hơn thế, cây lúa còn làm tăng vẻ đẹp quê hương đất nước:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Câu ca dao đã khắc hoạ một Việt Nam tươi đẹp và đầy sức sống với màu xanh mênh mông bát ngát của lúa. Những đồng lúa thẳng cánh cò bay đã in sâu trong tâm trí của những người con xa quê.
Cây lúa vốn đã thân thiết nay càng gắn bó hơn. Có thể nói rằng nó không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam, cả về vật chất cũng như tinh thần. Nó làm con người thoải mái và vui vẻ hơn sau ngày lao động mệt nhọc với bát cơm thơm thảo. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm ra hạt gạo.
Nếu được chọn lựa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ vẫn chọn cây lúa là cây lương thực chính, là biểu tượng của nền văn minh, văn hoá cho vẻ đẹp Việt Nam.
Đề 2 :
BÀI LÀM
Nón là là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Gắn liền với người mẹ ra đồng, gắn liền với mấy chị buôn bán gánh bưng, gắn liền với những đứa trẻ mục đồng.
Chiếc nón lá trông đơn giản nhưng d6e3 làm được một chiếc nón như thế người thợ phải làm một cách tập trung, công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Trước tiên để làm một cái nón, người thợ cần một khuôn mẫu để nhìn theo mà làm. Để làm một cái khuôn gỗ người thợ cần khung tre. Tiếp theo, để làm vòng nón thì phải có vòng tre( lấy vài cây nứa rừng chuốt tròn đều). Xếp lần lượt mười sáu vòng tre lớn nhỏ vào khuôn bằng gỗ đã làm trước đó từ thấp lên cao. Kế tiếp, phủ lần lượt hai lần lá( lá này thường là lá buong non đã được sấy khô bằng than củi rồi phơi sương từ hai đến bốn giờ cho mềm, sau đó ủi lá cho phẳng và xén tỉa theo kích thước thích hợp)( lần trong khoảng hai mươi lá, lần ngoài khoang3 lá) xếp khít vào nhau, ngọn hướng lên trên tạo hình chóp. Công đoạn tiếp theo là khâu nón. Ở công đoạn này cần có sợi chỉ cước hoặc sợi guộc để khâu nón. Người thợ làm phải thật tập trung và phải có bàn tay khéo léo. Đặt từng lá vào khuôn , dùng sợi chỉ cước khâu theo mười sáu vòng( mũi kim phải hơi thưa và đều) để hoàn thành sản phẩm. Khi khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh. Trên mỗi chiếc nón lá nào cũng phài có chiếc xoài được kết bằng chỉ rất chắc. Có nón thì được quét lớp dầu bóng cho đẹp và bền. Có nón thì dùng sợi chỉ len dể khâu hình bông hoa, cô gái Việt Nam hay một danh lam thắng cảnh nào đó. Có nón thì dùng bao ni lông trong suốt bao trùm cả cái nón để bảo vệ lớp lá bên trong…. Những chiếc nón này được sản xuất ở khắp nơi, khắp các vùng quê Việt Nam nhưng địa điểm nổi tiếng làm nón nổi tiếng nhất là ở Huế, Quảng Bình, Hà tây( làng Chuông),…. Môt chiếc nón bền và đẹp thường có màu lá trắng, nón mỏng, nhẹ và dáng thanh tú.
Chiếc nón lá ngày trước ngoài để che nắng che mưa thì còn là một vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thấm kín của người phụ nữ Việt Nam. Và chắc là không ở đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai với tà áo dài trắng thướt tha cùng chiếc nón lá e lệ. Đối với những người nông dân thì nón lá còn là một công cụ không thể thiếu, bác nông dân hay bà mẹ miền quê thường dùng nón múc nước, giản tiện vô cùng. Giải khát xong, nón lại được bàn tay ấm áp phe phẩy để xua tan đi cơn nóng, nhất là trong những buổi trưa hè. Dưới gốc cây đa, một em bé mục đồng và cả bác thợ cày đang nằm yên giấc cũng lấy nón lá che mặt để vừa tránh cái nắng chói chang, vừa ngăn ruồi muỗi quấy rầy giấc nhủ trưa hiền hoà. Đối với những người nước ngoài thì họ tỏ ra rất thích thú trước chiếc độ đơn giản của chiếc nón này. Ra đường ở Hội An thì thấy không ít người nước ngoài đội nón lá đi dạo dưới cái nắng chói chang.Đã biết bao ngôi sao quốc tế đã không ngần ngại đợi chiếc nón lá lên sân khấu biểu diễn lại còn chụp hình với nón lá làm kỉ niệm nữa chứ.
Chiếc nón lá là một vật dụng không thể thiếu và là một người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón lá nào có thể sánh được
Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )
Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.
Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.
- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?
Nghé Con trả lời rất chững chạc:
- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!
Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:
- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.
Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.
- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?
Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.
- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!
Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:
- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.
Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.
- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!
Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.
- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.
- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”
“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường
Yêu quê hương qua từng trang sách mở
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.
Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:
- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?
Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:
Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.
Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.
Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.
Xin chào các bạn, mình xin tự giới thiệu mình là cây lúa, hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của mình. Nếu như các bạn nào ở đồng quê thì chắc chắn là được nhìn thấy tớ thường xuyên rồi còn những bạn trên thành phố chắc mới chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được biết về tớ đâu nhỉ. Vậy thì hôm nay mình sẽ kể cho các bạn biết về cuộc đời và những gì mình phải trải qua nhé.
Mình sinh ra từ những hạt thóc được chọn lọc kĩ càng và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của những người nông dân. Những hạt thóc mẩy nhất sẽ được chọn ngâm nước cho mọc mầm rồi sau đó người ta sẽ mang ra đồng ruộng để gieo chúng xuống đất. Khi lớn lên mầm của những hạt thóc ấy nảy ra những cây màu xanh nhỏ nhắn và dễ gãy mà người ta thường gọi là mạ. Thế rồi nhờ những bàn tay khéo léo của người nông dân cùng sự cần cù chăm chỉ bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà những cây mạ được trồng thẳng tắp trên những ruộng vuông vắn. và khi nó được đặt xuống đất thì những cây lúa như tớ ra đời. Người nông dân rất biết canh tác cho chúng tớ đủ chỗ ở mà vẫn gần nhau. Mỗi cây cách nhau có gang tay thôi nhưng thế đã đủ cho tôi sống hấp thụ được những tinh túy của đất trời.
Một thời gian sau những cây lúa như tôi phát triển rễ bám chặt vào đất mà đứng vững lên không còn siêu vẹo như hồi đầu nữa. Thế rồi tôi lớn lên qua sự chăm sóc của ngươi nông dân, họ giúp tôi tránh xa những kẻ thù đáng sợ. Khi cây lớn hơn một chút thì những loại sinh vật cũng sẽ đến tìm và ăn thịt chúng tôi. Trong đó đáng sợ nhất là những con ốc biêu vàng. Chúng chỉ cần mở cái miệng to ngoác của nó ra là coi như chúng tôi đi tong. Từ xưa đến nay họ hàng nhà lúa chúng tôi vẫn không thẻ nào tránh khỏi chúng. Nhìn những người thân bên cạnh bị chúng ngốn lấy hết cả thân hình vào mà lòng tôi lo lắng thương xót. Thế nhưng biết làm sao được vì ngàn đời này vẫn thế. Ngoài con vật đáng ghét ấy chúng tôi còn phải đối mặt với những con bọ giầy hút đi nhựa trong cây chúng tôi. Ở cũng không được bình yên vì những loại có sức sống mạnh hơn xâm lấn và nhiều khi còn đè lên đầu lên cổ chúng tôi mà sống ý. Đó là những cây cỏ dại như vẩy ốc, cỏ chạc chão…
Đến thì con gái thì cũng đỡ hơn vì khi ấy thân hình chúng tôi đã đủ lớn để không để một con ốc một cây cỏ nào có thể vươn lên mà dìm chúng tôi xuống được, có ăn thì cũng chăng hết. Khi ấy nhìn cả cánh đồng chúng tôi trở nên là những mĩ nữ tuyệt đẹp. Và cũng chính khi ấy những hạt lúa thơm ngon mới chỉ có sữa bên trong được ấp ử trong những thân hình ấy. Nó giống như là người phụ nữ của con người các bạn mang thai vậy. Thế rồi sau bao lâu nó bắt đầu lớn lên tách những lá lúa, thân lúa vươn ra ngoài tìm ánh sáng. Một cây lúa chúng tôi sẽ ra nhiều nhánh lúa. Có khi mấy cô câu chăn trâu chăn bò thường xuyên rút những hạt lúa non non của tôi để ăn. Trông mặt các bạn ấy ăn ngon lành và còn thấy khen là ngọt tôi cũng thấy vui lắm. Bởi vì chính họ là người mang đến sự sống cho tôi và tôi sinh ra là để phục vụ con người.
Sau bao ngày hưởng thụ những ánh nắng những hạt mưa cùng những giọt sương mai đã làm cho những bông lúa kia trở nên mẩy hơn. Tôi vui sướng nhìn những bông lúa trên đầu mình đang dần dần lớn lên và chuyển sang màu vàng. Khi ấy thì lá tôi cũng màu vàng nhưng thật sự là rất khổ khi chính khi ấy bọn bọ giầy lại hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi gắng gượng đấu tranh với chúng khi chúng tôi vàng chín cả cánh đồng nhìn thật đẹp. Thế rồi người nông dân đi gặt chúng tôi về. kết thúc một cuộc đời của cây lúa.
Thế đấy cuộc đời của chúng tôi như vậy đây. Có lẽ đến đây các bạn đã có cái nhìn thật mới về chúng tôi chứ. bản thân tôi là một cây lúa luôn cảm thấy tự hào trước những lợi ích và những thu nhập của tôi mang lại cho con người.
Đề 1:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Đề 4
MB
Hàng năm, đến khi những chú ve cất lên những tiếng hát gọi hè reo vang inh ỏi khắp sân trường …. Tôi lại đựơc nghe các cô cậu học trò nhắc đến tôi qua những câu đối rất đáng yêu và vô cùng ngộ nghĩnh :
“Cây gì mọc ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong cành lá tiếng ve
Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau?”
Có lẽ là vậy … sự xuất hiện chúng tôi có lẽ cũng đã gắn bó với ít nhiều với những kỉ niệm đẹp đẽ của các bạn học sinh. Mùa hạ thường đến với những mùa thi, cùng với những nhánh phượng vĩ đỏ ối chúng tôi lấp ló để báo hiệu ngày chia tay mang đẫm những kỉ niệm vui buồn xen lẫn. Đồng hành với màu đỏ rực của chúng tôi có lẽ chẳng có gì khác ngoài những hàng lưu bút, những dòng nhật kí theo năm tháng và là cả những món quà nho nhỏ lưu niệm dành tặng cho nhau của những cô cậu học trò nhí nhố. Chúng tôi cũng duờng như là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Chúng tôi đặc biệt là thế đấy, luôn gắn liền với tuổi học trò. Và tôi không biết từ bao giờ, mọi người xem chúng tôi là một biểu hiện của mùa hạ, của một thời học trò. Và cũng tự khi nào … loài phượng vĩ chúng tôi còn có một biêt danh khác, một tên gọi khác: “Hoa học trò”?
TB:
Lòai phương vĩ chúng tôi cũng có nhiều tên lắm đấy. Ngòai những cái tên độc đáo, đầy ấn tượng như là xoan Tây, điệp tây, hoa nắng, chúng tôi còn có tên khoa học nữa cơ. Tên khoa học của chúng tôi là Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ, Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Loài chúng tôi đa số sinh sống và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nhưng vẫn có thể kiên cường chống chọi với điều kiện khô hạn và sống được cả những nơi đất mặn. Tôi nghe cha tôi kể lại rằng, tổ tiên của tôi có nguồn gốc từ Madagascar cơ đấy. Tại đó con người ta tìm thấy tổ tiên chúng tôi trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Thế là từ đó, dòng họ của tôi đã đuợc tận hưởng một chuyến du lịch đến khắp mọi nhiệt đới trên thế giới, nhất là Đông Nam á và châu mỹ latinh. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên chúng tôi được so sánh như những đốm lửa ấm nóng chói chang giữa rừng chăng ? Tôi chỉ được biết rằng, mầu đỏ thắm của chính lòai hoa chúng tôi đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico. Tại Việt Nam, chúng tôi được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và dần được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường hoc.
Chúng tôi thuộc vào loại thân mộc, có thể cao lên đén từ 5-12 mét với những tán lá xòe rộng và dày đặt như một chiếc dù khổng lồ. Mỗi cành lá dài khỏang 20-40 cm, dày đặc những chiếc lá kép li ti có màu lục hơi nhạt đặc trưng, nhỏ nhỏ xinh xinh như những chiếc lông chim. Những bông hoa màu đỏ thẫm lượn theo những đường cong mềm mại, mỗi cánh có thể dài tới 8 cm , 5 cánh hoa xòe rộng như những chiếc chong chóng sắp quay. Hoa có 4 cánh có màu đỏ thẫm rực rỡ với cánh thứ năm mọc thẳng, hơi quăn góc, lấm chấm những đốm đỏ đậm, lớn hơn một chút và có phần thô hơn 4 cánh kia. Bên trong những chiếc cánh hoa ấy chính là bầu nhụy và có những cành nhị dài có phấn hoa màu vàng với hương thơm thoang thoảng, thư thái, an lành nhưng đượm đầy sự quyến rũ khiến các loài ong bướm mê mẩn. Đến khi hoa tàn, từ những đài hoa nhỏ nhắn đấy lại mọc ra những trái phượng dẹp, dài đến 60cm và rộng chừng 5cm, khi chin có màu đen thẫm và vỏ cứng bao bọc những hạt phượng màu nâu thẫm bên trong. Chính nhờ có được những phẩm chất ngoại hình trời phú như vậy nên lòai phượng vĩ tôi đây vô cùng tự hào vì còn được ví von như là lòai cây nhiều màu sắc nhất trên thế giời. Những bông hoa đỏ rực rỡ sáng chói trong nắng cùng với nhị vàng hòa lẫn với những màu xanh lục của lá cây làm lòai phưọng chúng tôi lộng lẫy một cách giản dị vô cùng mà không thể nhầm với lòai nào khác cả.
Đối với các cô cậu học trò, loài phượng chúng tôi cũng đặc biệt lắm chứ. Chúng tôi ghi lại dấu mốc quan trọng của mỗi cô cậu học sinh.Khi chúng tôi bắt đàu chớm nở là thời điểm của mùa thi cuối năm, dù các bạn có thành công hay thất bại thì điều đó vẫn đem lại cho các bạn những bài học vô cùng quý giá khiến các bạn trưởng thành hơn.Những bông hoa của tôi còn đựoc các bạn hái để ép thành những con bứơm vào những trang nhật kí, trang sách; nhị của bông hoa các bạn hái để chơi những trò chơi ngộ nghĩnh như “đá gà”; tán lá giúp che nắng, che mưa cho các cô cậu học trè vào những ngày hè oi bức hay những ngày mưa tầm tả; thân cây chúng tôi để các bạn khắc lên những dấu ấn kỉ niệm thân thuơng lưu đọng theo năm tháng; quả của chúng tôi còn đựơc một số bạn nam tinh nghịch hái để chơi đánh kiếm;... Và khi chúng tôi đã nở rộ thì có lẽ cũng đã đến thời điểm các bạn phải xa lìa nhau. Ôi, mới nghĩ đén thôi tôi cũng đã cảm thấy nao long rồi. Năm nào cũng vậy, tuy đã quen nhưng tôi vẫn không thể nào tránh đựoc cảm giác xao xuyến khi thấy các bạn chia tay. Các bạn cùng tặng nhau những món quà lưu niệm nho nhỏ, trao cho nhau những loìư chúc tốt đẹp và những lời chia tay thấm đẫm những nỗi buồn của các cô cậu học sinh, như không muốn xa lìa. Tuy vậy, đén đầu tháng năm, thời kì chúng tôi ra hoa đẹp nhất, tôi lại đuợc chứng kiến các cô cậu học trò gác qua những nỗi buồn và lục đục cho những ngày hè sôi động đang đón chờ khiến tôi cũng phấn khởi theo. Ngoài ra, trong đời sống con ngừỏi sao có thể thiếu tôi đuợc chứ: quả khô dung để làm củi này, gỗ đuợc dùgn trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, vỏ và rễ còn dung để làm thuốc để chữa một số bệnh, … và còn vô vàn những lợi ích khác. Ở Việt Nam, vào những dịp hè về, nếu có dịp ghé qua Hải Phòng, các bạn sẽ thấy một thành phố mang mác đầy những sắc đỏ của hơn 9000 những người anh em tôi được gieo rải khắp thành phố. Hay mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ để mọi người cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng?
KB
Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ chúng tôi sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Dưới các mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là chúng tôi cũng đã lần lượt chứng kiến lũ học trò đang dần trưởng thành và rời xa những mái trường. Chúng tôi khắc ghi lại bao nhiêu dấu ấn kỉ niệm buồn vui học trò, từ những ngày tháng vui đùa bên nhau cho đến khi xa lìa, …. Cũng hạnh phúc lắm chứ. Có lẽ vì thế mà biết bao người, từ châu Âu đến châu Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho chúng tôi, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".